Ý nghĩa của Cổng Torii

Ý nghĩa của Cổng Torii

Thứ tư, 22/02/2023 | 07:00

Ý nghĩa của Cổng Torii

Cổng Torii Nhật Bản là một công trình truyền thống, thường thấy tại lối vào đền thờ Shinto – Thần đạo. Nó được xem là biểu tượng của sự...

Trong tín ngưỡng Việt Nam, bàn thờ được xem là nơi con người “kết nối’ với thế giới tâm linh thì tại Nhật Bản, nơi gắn kết thế giới thần linh và trần tục chính là cổng Torii. Đây cũng là một trong những biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, một phần không thể thiếu trong tiềm thức của mỗi người dân “xứ anh đào”.

Cổng Torii
Công trình do Gỗ Giang thực hiện

1. Cổng Torii là gì?

Cổng Torii Nhật Bản là một công trình truyền thống, thường thấy tại lối vào đền thờ Shinto – Thần đạo. Nó được xem là biểu tượng của sự chuyển tiếp cõi tục và thế giới tâm linh.

Cổng Torii có nhiều phong cách Torii khác nhau, được định danh dựa trên những kiến trúc nổi bật như Kasuga, Hachiman hay Myojin, Ryobu…

Khi mới xuất hiện, cổng thường được làm từ gỗ hoặc đá. Tuy nhiên ngày nay, người Nhật thay thế nó bằng thép không gỉ và bê tông cùng nhiều loại vật liệu khác để tăng sự bền vững.

Theo một số ghi chép, cổng Torii xuất hiện đầu tiên vào năm 922. Hiện nay, nguồn gốc của Torii vẫn chưa có tài liệu thực tế. Có giả thuyết cho rằng cổng Torii của Nhật Bản bắt nguồn từ Torana – những cánh cổng được xây dựng tại đền thờ Hindu ở Ấn Độ.

Cổng Torii được cho là được sử dụng bởi những tín đồ Phật giáo, sau đó được du nhập vào Nhật Bản. Các đền Sando thờ thần Inari ở Nhật thường có lối vào được tạo thành bởi hàng trăm chiếc cổng Torii dựng san sát nhau.

Chữ Torii được viết trong chữ Hán là “” (đọc là tori, nghĩa là gà) và “” (đọc là i, nghĩa là nơi ở). Tuy vậy, tại những cổng trời Torii hiện nay không hề có bóng dáng của gà. Vậy tại sao những chiếc cổng trời này được gọi là Torii?

1.1 Truyền thuyết về cổng trời Torri

Trong một vài giả thuyết về công trình này, truyền thuyết về vị thần Amaterasu Omikami – Thần Mặt Trời của Thần đạo được nhiều người chấp nhận hơn cả.

Truyền thuyết về cổng trời Torri

Theo thần thoại này, vị thần Amaterasu do tức giận trước những hành động vô lễ của em trai mình là Susanoo-no-Mikoto nên đã ẩn mình vào hang đá Amanoiwato. Điều này khiến cho thế giới rơi vào cảnh tối tăm mất đi mặt trời. Thế giới không có mặt trời xảy ra biết bao nhiêu tai ương.

Để chấm dứt điều này tám triệu vị thần đã làm đủ mọi cách để kéo Amaterasu ra khỏi hang đá, nào là nhảy múa, đặt những chú gà lên trên cây tầm gửi và cho nó gáy. Khi thần Amaterasu nghe thấy âm thanh ồn ào , vì quá tò mò nên nữ thần đã hé mắt nhìn qua hang động nơi bà đang trốn. Ánh sáng mặt trời xuyên qua kẽ hang và người ta nhìn thấy chỗ bà ẩn nấp. Một sumo trong làng nhìn thấy đã chạy ra bê tảng đá chặn cửa hang để mặt trời tiếp tục tỏa sáng. Và cây sào trong câu chuyện chính là phiên bản đầu tiên của cổng trời Torii“.

Theo nhiều tài liệu thì cổng Torii được cho rằng có hình dạng nguyên sơ là cây tầm gửi – nơi người ta đặt chú gà đứng gáy trong thần thoại. Thêm đó, do có vị thần Amaterasu ngự bên trong nên đây chính là chốn linh thiêng của các vị thần. Cổng Torii, vì thế, thường được đặt ở lối vào của các đền thờ.

1.2 Ý nghĩa của Cổng Torii trong văn hóa truyền thống?

Theo quan niệm của người dân “xứ Phù Tang”, Torii là dấu hiệu chỉ lối vào những nơi linh thiêng. Việc đi dưới cổng Torii chính là đi trên con đường viếng thăm thần linh.

Khi đi dưới cổng Torii, bạn phải rửa tay thật sạch và phải ngậm nước trong miệng. Hành động này được xem là biểu hiện của sự thanh sạch và thanh hóa trước khi tiếp cận thần linh để cầu nguyện.

Đây cũng chính là lý do nếu một người ở trạng thái không “sạch” sẽ không được phép vào đền thờ để cầu nguyện. Với những người mà trong nhà có đám tang thì họ được phép đến đến thờ Phật giáo thay vì Thần đạo để cầu nguyện.

2. Khám phá những cổng Torii nổi tiếng tại “xứ Phù Tang”

Là chiếc cổng gắn kết giữa thế giới thần linh và trần tục, từ xưa, Torii đã đi vào thơ ca, nhạc họa của xứ Phù Tang như một phần không thể thiếu, trở thành một biểu tượng của văn hóa truyền thống của “đất nước mặt trời mọc” nói chung.

Dưới đây, hãy cùng khám phá những cổng trời nổi tiếng tại “xứ Phù Tang”:

2.1 Đền Fushimi Inari Taisha – Kyoto

Đền Fushimi Inari Taisha

Là vùng đất của văn hóa truyền thống, Kyoto không chỉ có những ngôi nhà cổ mà còn nổi tiếng với đền Fushimi Inari Taisha. Đây là ngôi đền thờ Thần đạo nổi tiếng tại xứ anh đào với hơn 10.000 chiếc cổng trời màu đỏ rực, trải dài suốt con đường từ chân lên đến đỉnh núi Inari yama.

Vị thần được thờ trong đền Fushimi Inari Taisha là Inari Daimyojin, nổi tiếng linh ứng với những lời cầu nguyện về mùa màng, học vị hay kinh doanh. Toàn bộ những chiếc cổng tại đây đều là vật phẩm cúng của những cá nhân, tổ chức Nhật Bản với hi vọng sẽ có được may mắn và thuận lợi trong công việc kinh doanh.

2.2 Đền Itsukushima – Hiroshima

Thành phố vì hòa bình Hiroshima cũng nổi tiếng với đền Itsukushima, nơi có cánh cổng trời Torii thần bí nổi trên biển. Đây cũng là chiếc cổng trời nổi tiếng nhất Nhật Bản.Chiếc cổng cao 16m, nặng trên 60 tấn, được phủ bởi một lớp sơn màu đỏ.

Do ảnh hưởng của thủy triều nên hàng ngày, bạn có thể chiêm ngưỡng hai cảnh sắc của Itsukushima khi thủy triều lên – xuống. Khi thủy triều lên, cánh cổng như nổi bồng bềnh trên mặt biển, soi bóng xuống mặt nước trong veo. Khi thủy triều xuống,bạn có thể chiêm ngưỡng công trình nguy nga và tráng lệ. Ngôi đền Itsukushima và chiếc cổng trời Torii được xem là kiệt tác nghệ thuật – một trong ba cảnh sắc đẹp nhất “xứ Phù Tang”.

2.3 Đền Amano Iwato – Miyazaki

cổng trời tại Đền Amano Iwato

Ngôi đền này nổi tiếng với cảnh đẹp linh thiêng và cánh cổng Torii huyền bí trong hang động. Tên gọi của đền có nghĩa là “hang động của nữ thần mặt trời”, gắn với câu chuyện được lưu truyền rộng rãi về nguồn gốc của cổng trời Torii.

Đến với đền Amano Iwato, bạn cũng có thể bắt gặp những tảng đá khổng lồ và tán cây cong nương mình theo ánh nắng, tạo nên một cảnh đẹp nên thơ. Người dân nơi đây tin rằng, điều ước sẽ thành sự thật nếu bạn vừa xếp chồng các hòn đá vừa cầu nguyện.

Trên đây là thông tin chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về cổng trời Torii– nét đẹp văn hóa truyền thống của “đất nước mặt trời mọc’. Nếu có dịp đến với Nhật Bản, hãy thử một lần trải nghiệm đi dưới những chiếc cổng Torii và tìm hiểu văn hóa Thần đạo tại đất nước này nhé!


Bài liên quan

Bài liên quan

Tiếp đón đoàn chuyên gia Nhật Bản tham quan nghề Mộc cổ truyền.
kiến thức nhà gỗ
Tiếp đón đoàn chuyên gia Nhật Bản tham quan nghề Mộc cổ truyền.

Gỗ Giang vinh dự đón đoàn chuyên gia Nhật Bản cùng Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam đến tham quan xưởng sản xuất nhà gỗ cổ truyền tại Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội.

Xem thêm