Tìm đến ai để thực hiện tâm nguyện đời người?
NNQG,Th.KTS Nguyễn Giang được coi như là người “tiên phong” trong việc bảo tồn,gìn giữ và phát triển nghề làm Nhà Gỗ Cổ Truyền trong cuộc sống mới hiện nay.
Sự nối nghiệp của Nghệ Nhân Quốc Gia, Th.KTS Nguyễn Giang:
Sinh ra và lớn lên ở làng Chàng Sơn, một làng nghề có truyền thống làm mộc truyền thống từ rất lâu đời (cách đây từ 2300 ~2500 năm). Lịch sử làng “Chàng Sơn ”, nguyên tên Nôm xưa của xã là làng “Chàng’’, được cho là bắt nguồn từ tên một dụng cụ làm mộc cổ là đục Chàng Chảy. Về sau, làng được gọi theo âm Hán Việt là ‘’Chàng Thôn’’, rồi biến âm thành ‘’Chàng Sơn’’ như ngày nay.
- Nối tiếp truyền thống : Chặng đường gần 20 năm của NNQG Nguyễn Giang luôn tâm niệm, ước mơ mang những kiến thức mới về góp phần giữ gìn và phát triển nghề Nhà Gỗ Cổ Truyền lâu đời của quê hương. Đáng quý nhất tới nay anh đã gây dựng được lớp thế hệ thợ trẻ kế cận cùng các bậc cao niên lành nghề, luôn cố gắng giữ được những giá trị cổ đang bị lãng quên trong xu thế công nghiệp hiện đại.
Năng lực chuyên môn
Chuyên gia hàng đầu VN trong lĩnh vực nhà gỗ - kiến trúc truyền thống - Giới chuyên môn đánh giá
Khen Ngợi Tích Cực Trên Báo Nhân Dân. Đánh giá Anh là người dẫn đầu cùng am hiểu sâu, rộng, có tâm và tầm trong lĩnh vực, nghiên cứu về Nhà Gỗ Cổ Truyền “Cái quý ở KTS Nguyễn Giang là sau khi tốt nghiệp đại học,anh không chọn con đường làm việc cho một công ty tư vấn kiến trúc mà kiên trì theo đuổi ý tưởng xây dụng một doanh nghiệp của riêng mình.Ở đó anh không chỉ khẳng định năng lực kinh doanh, những sáng tạo về mặt nghề nghiệp mà đặc biệt hơn nữa Nguyễn Giang đã biết phát huy đa tiềm năng nghề mộc truyền thống của quê mình.Từ đó, anh đã trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tạo dựng những ngôi nhà gỗ truyền thống bằng những kiến thức chuyên sâu.Với nỗ lực của mình, Nguyễn Giang đã góp phần duy trì và quảng bá những giá trị của nền kiến trúc gỗ dân tộc.”
GS. TS KTS Hoàng Đạo Kính
“Nguyễn Giang truyền niềm say mê các hoa văn kiến trúc cổ tới lớp thợ trẻ với mong muốn giúp họ hiểu về cách thức cũng như đường nét của lối kiến trúc xưa để từ đó nâng cao tay nghề của mình. Đó cũng là một cách lưu giữ những nét tinh hoa của nghề mộc cổ truyền không bị mai một.Anh không kể chuyện nhà cổ một cách khéo léo để chúng ta phải ước ao về một vẻ đẹp của thế giới cổ tích hay truyền thuyết, anh kể bằng tất cả niềm trăn trở, sự miệt mài dành cho những công trình nhà gỗ đã, đang và sẽ còn tiếp tục.
Họa sĩ Lê Thiết Cương
Giải thưởng & Chứng nhận
Bảo Vật Tinh Hoa Làng Nghề
Bộ mẫu hoa văn của Gỗ Giang cho nhà gỗ cổ truyền.
Giải Nhì Triển Lãm Mỹ Thuật Ứng Dụng Toàn Quốc
Bộ Văn Hóa Thể Thao Và Du Lịch.
Nghệ Nhân Làng Nghề
Hiệp hội làng nghề Việt Nam.
Nghệ Nhân Quốc Gia
Hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam.
Hội Nghệ Nhân Và Thợ Giỏi Hà Nội
Giới thiệu về nhà gỗ cổ truyền với đồng chí Nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội - Phạm Quang Nghị
Chặng đường phát triển
Công trình đầu tay - Nhà gỗ tại Hưng Yên
Thành lập công ty TNHH Gỗ Giang
Đăng Ký Bản Quyền Thiết Kế, Kiểu Dáng – Nhà Gỗ Hương ( Ứng Hòa- Hà Nội)
Thương Hiệu Gia Truyền ,Truyền Thống, Nổi Tiếng Hà Nội ( Báo Người Hà Nội).
Vinh Danh Tại Hội Nghệ Nhân và Thương Hiệu Việt Nam. ( Lần Thú I)
Cán Mốc Hoàn Thiện Công Trình Thứ 50
Triển Lãm Tôi Giữ Gìn Vẻ Đẹp (Họa Sĩ. Lê Thiết Cương, Davines Việt Nam , Đẹp)
Triển Lãm Huân Chương Lao Động Hạng Nhì – Huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đại diện làng nghề mộc cổ truyền Chàng Sơn.
Vinh Dự Nhận Danh Hiệu : Nghệ Nhân Quốc Gia ( Bộ Văn Hóa)
Bảo Tàng Hà Nội: Triển Lãm Ứng Dụng Toàn Quốc ( Bộ Văn Hóa- Lần Thứ I: 2014-2019) (Danh Hiệu Giải Nhì : Hoa Văn Chạm Khắc Gỗ)
Cán Mốc Hoàn Thiện Công Trình Thứ 90 trên toàn quốc