Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng không vì thế mà nghệ thuật điêu khắc cổ bị mai mòn, thất truyền. Với khối óc sáng tạo và bàn tay tài hoa, tỉ mỉ của
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng không vì thế mà nghệ thuật điêu khắc cổ bị mai mòn, thất truyền. Với khối óc sáng tạo và bàn tay tài hoa, tỉ mỉ của các thế hệ nghệ nhân làng nghề xứ Đoài, nghệ thuật điêu khắc gỗ vẫn được gìn giữ và phát huy cho đến tận bây giờ.
Vài nét về nghệ thuật điêu khắc cổ
Đầu tiên phải hiểu thế nào là “Điêu khắc”. Điêu khắc là một trong những nghệ thuật tạo hình, sử dụng các chất liệu như gỗ, đá, gốm sứ,… để chạm khắc và mô hình hóa cho một nền văn hóa, con người hay sự vật nào đó. Trong các loại hình nghệ thuật và văn hóa truyền thống thì điêu khắc được xem là một loại hình có lịch sử phát triển liên tục và lâu dài nhất. Mỗi một tác phẩm đều phản ánh một nội dung nhất định, có thể ví chúng như những bức tranh được tác giả thổi hồn vào bằng những câu chuyện về con người, sự vật hay một nền văn hóa, tôn giáo nào đó.
Các quy trình chạm khắc gỗ
Điêu khắc là nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp đòi hỏi nghệ nhân phải có tính kiên trì và đam mê chính vì thế mà các kĩ thuật cơ bản cũng không thể xem nhẹ. Có thể xem quy trình chạm khắc gỗ qua sơ đồ này: Nghiên cứu bản vẽ hoặc mẫu -> chọn gỗ -> pha phôi gỗ -> vạch mẫu -> đục vỡ -> gọt -> hoàn thiện dáng và cấu trúc -> nạo -> tỉa -> đánh bóng sản phẩm.
Có bản vẽ và nghiên cứu bản vẽ là việc đầu tiên và quan trọng đối với một tác phẩm chạm khắc cổ. Phần nổi – chìm, phần gần – xa, phần gỗ được giữ lại và khoét đi phải được thể hiện rõ trên bản vẽ này. Đây là công đoạn đòi hỏi người thợ phải có óc tưởng tượng cao, nắm vững được cấu trúc sản phẩm mới có thể thể hiện được đúng yêu cầu “đề bài”.
Loại gỗ dùng để chạm khắc cũng là một yếu tố mà Gỗ Giang rất quan tâm. Vì các sản phẩm chạm khắc gỗ có nhiều chi tiết phức tạp, tinh vi nên nguyên liệu để làm ra loại hình sản phẩm này được Gỗ Giang “tuyển chọn” rất kĩ càng, chúng phải đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng: có vân thớ đẹp, lỗ mạch nhỏ, không bị mối mọt, ít cong vênh,…
Tương tự như phác thảo dáng vóc trong hội họa, trong nghệ thuật chạm khắc gỗ, đục vỡ (vỡ hoa văn) đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là động tác tạo hình hoa văn thô, tạo dáng vóc của sản phẩm. Vì chỉ là phần “sơ chế” cho nên khi đục vỡ phải để lại lượng dư gia công nhất định dành cho các khâu gọt, nạo, tỉa và đánh bóng sản phẩm sau này. Nhát đục phải sắc ngọt không được để sơ xước gỗ hoặc tạo vết nứt dù là vết nứt nhỏ.
Gỗ sau khi được đục vỡ
Sau đục vỡ là đến bước gọt, làm cho sản phẩm có kích thước chuẩn, đồng thời làm cho sản phẩm chạm khắc sạch sẽ, nhằm đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng cho các khâu sau.
Khi đã hoàn thiện dáng, cấu trúc và làm nhẵn các chi tiết của sản phẩm, kỹ thuật tỉa sẽ được tiến hành. Những chi tiết nhỏ như lông chim thú, tóc, râu… cần phải áp dụng kỹ thuật tỉa. Muốn đẹp thì đường tỉa phải sắc nét không gấp khúc, phải tỉa có độ sâu đều.
Phần cánh chim được tỉa rất tinh vi
Cuối cùng là đánh bóng. Sản phẩm chạm khắc gỗ là hàng mỹ nghệ yêu cầu phải đẹp, có độ bóng cao vì thế công tác đánh bóng rất được coi trọng.
Một số chi tiết chạm khắc cửa bức bàn ở công trình Đồng Nai
Gỗ Giang – Người thổi hồn qua từng thớ gỗ
Những hoa văn độc đáo, những nét chạm trổ thủ công mang trong mình hơi thở của sự cổ kính pha lẫn nét hiện đại chính là một trong những yếu tố giúp cho những tác phẩm điêu khắc của Gỗ Giang khác biệt so với những nơi khác. Mỗi một tác phẩm chạm khắc tại xưởng Gỗ Giang đều ẩn chứa một câu chuyện, ý nghĩa đẹp khác nhau.
Vì những yêu cầu khắt khe về nghệ thuật và sự tỉ mỉ, tinh xảo nên những nghệ nhân tại xứ Đoài luôn cố gắng để thổi hồn vào trong những nét chạm khắc. Những vật tưởng chừng như vô tri vô giác lại rất sống động, có hồn và gần gũi qua bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân giàu kinh nghiệm.
Một số chi tiết chạm khắc trong công trình kiến trúc gỗ truyền thống tại Đồng Nai
Không phải tự nhiên mà những sản phẩm gỗ của Gỗ Giang nhận được sự đón nhận đông đảo từ phía chuyên gia nói riêng cũng như khách hàng nói chung. Những nét hoa văn chạm khắc khỏe khoắn, rõ nét mang đậm “nét Đoài” chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt. Có lẽ vì lớn lên trong cái “nôi” nghề làm đồ gỗ cổ truyền hàng đầu Việt Nam nên Kts Nguyễn Giang cùng “đội ngũ” nghệ nhân tại xưởng, hơn ai hết có thể thể hiện tốt những giá trị truyền thống trong nghệ thuật chạm khắc cổ, tạo ra một ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng.
Tham khảo thêm một số ảnh nghệ thuật chạm khắc cổ mà Gỗ Giang đã thực hiện: