Cùng Nhà Gỗ Chàng Sơn tìm hiểu những cách chống mối nhà gỗ đơn giản, hiệu quả giúp ngôi nhà đẹp mắt, bền bỉ với thời gian hơn.
“Nhà sạch thì mát – Bát sạch ngon cơm”. Cũng bởi thế mà khi xây dựng nhà, ngoài việc chú ý về cách thiết kế thì giữ cho nhà sạch sẽ luôn là việc quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là với loại nhà đặc thù như nhà gỗ. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như tại Việt Nam thì không quá khó hiểu tại sao trong nhà gỗ lại hay bị mối mọt, nấm mốc đến vậy. Hãy để chúng tôi bật mí cho bạn một số mẹo hay sau để chống mốc cho nhà gỗ đúng cách nhé.
1. Nguyên nhân gây nấm mốc nhà gỗ và tại sao nên chống mốc nhà gỗ
Bản thân gỗ đã là một nguyên liệu dễ bị tấn công bởi mối mọt và nấm mốc. Trải qua quá trình gia công trước khi xây dựng, người ta đã phần nào hạn chế được 2 mối hại này cho nhà gỗ. Tuy nhiên, có 3 nguyên nhân chính thường gây nên nấm mốc nhà gỗ là:
- Khí hậu: Nguyên nhân khách quan nhất đến từ yếu tố môi trường. Với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như tại Việt Nam thì đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, dễ gây mốc cho nhà gỗ và cả các loại nhà, nguyên vật liệu khác.
- Chống ẩm, chống thấm không phù hợp: Yếu tố này có thể đến từ quá trình dựng nhà, bạn chưa có bước chống ẩm, chống nước cho gỗ trong quá trình xây dựng. Hoặc cũng có thể ngôi nhà nằm tại vùng đất trũng, ẩm thấp.
- Đặt đồ dùng sát tường: Đây là lỗi sai rất hay gặp phải tại các gia đình, việc kê đồ dùng sát tường sẽ tạo một khoảng không gian bí, không thể thoát nước, lâu dài sẽ gây nấm mốc cũng như các đồ vật trong nhà. Hãy bảo đảm ngôi nhà luôn được thông khí phù hợp và không để ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà bạn nhé!
Chú ý chống mốc nhà gỗ không những tăng tuổi thọ cũng như giá trị của ngôi nhà gỗ mà còn bảo vệ sức khỏe của gia chủ sinh sống trong ngôi nhà.
2. Các tips chống mốc cho nhà gỗ hiệu quả
Có rất nhiều tips hiệu quả đến từ thành tựu khoa học và cả dân gian chỉ ra cách chống mốc nhà gỗ. Một số tips điển hình sau chắc chắn sẽ giúp bạn thoát khỏi “nỗi ám ảnh” nấm mốc này đấy:
- Diệt khuẩn nhờ các chất chống ẩm tự nhiên (bã cà phê, trà, than hoạt tính, báo): Đây là một trong những tips được áp dụng phổ biến nhất tại các góc nhà dễ bị nấm mốc như nhà tắm, góc tủ, gầm bếp…
- Phơi đồ dưới nắng nhẹ: Trải qua một mùa mưa, thời tiết nồm ẩm thì dù bạn có bảo quản kỹ thế nào ngôi nhà cũng sẽ gặp phải nấm mốc khó chịu. Vậy để chống mốc cho nhà gỗ thì bạn hãy phơi đồ gỗ dưới nắng nhẹ hoặc mở cửa sổ để nắng chiếu vào nhà sau những đợt mưa dài…
- Luôn giữ đồ dùng sạch sẽ, lau bằng khăn khô: Tránh dây đồ ăn, dầu mỡ… ra đồ gỗ hoặc sàn nhà. Hãy thường xuyên vệ sinh nhà gỗ bằng khăn khô để kịp thời lau sạch đi các tác nhân gây nấm mốc.
- Thông gió: Bạn có thể thông gió cho không khí ngôi nhà luôn thông thoáng, tránh bí bức, nóng ẩm bằng quạt, điều hòa, mở cửa… Tuy nhiên không nên mở cửa vào những lúc thời tiết ẩm, nóng nha.
- Kê đồ gỗ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát: Việc lựa chọn vị trí kê đồ đạc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ và chất lượng của chúng đấy. Để chống mốc nhà gỗ cũng như đồ đạc trong nhà thì hãy kê đồ tại vị trí thoáng đãng, không kê sát tường, hạn chế đồ gỗ tại khu bếp và nhà tắm…
- Sử dụng nguyên liệu chống mốc hiện đại: Và cuối cùng, không thể bỏ qua chức năng thần kỳ của các nguyên liệu chống mốc, chống nước hiện đại rồi. Việc sơn một lớp chống nước, mối mọt cho nhà gỗ trong quá trình xây dựng hay lớp hút ẩm trong nhà… chắc chắn là việc không thể bỏ qua đâu nhé!