Lễ cất nóc nhà thờ 2 tầng 8 mái tại Đan Phượng và những lưu ý để tránh xui xẻo, mang lại bình an cho gia chủ

Lễ cất nóc nhà thờ 2 tầng 8 mái tại Đan Phượng và những lưu ý để tránh xui xẻo, mang lại bình an cho gia chủ

Thứ sáu, 19/03/2021 | 10:00

Lễ cất nóc nhà thờ 2 tầng 8 mái tại Đan Phượng và những lưu ý để tránh xui xẻo, mang lại bình an cho gia chủ

Lễ cất nóc hay còn gọi là “thượng lương” là một nghi lễ quan trọng với mục đích chính là cầu mong cho việc thi công nhà gỗ diễn ra thuận buồm xuôi gió.

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là một loại hình xây dựng chứa đựng giá trị văn hóa dân tộc sâu sắc. Đây không chỉ là biểu tượng cho nền văn hóa lâu đời của người Việt mà còn mang rất nhiều giá trị tâm linh sâu sắc. Trong bài viết này Gỗ Giang sẽ giới thiệu với các bạn một giá trị văn hóa vô cùng độc đáo trong quá trình xây dựng và thi công để hình thành nên một ngôi nhà gỗ cổ truyền – Lễ cất nóc, cụ thể là buổi lễ cất nóc của công trình nhà thờ xây dựng theo lối nhà gỗ 2 tầng 8 mái tại Đan Phượng.

Nghi lễ cất nóc và ý nghĩa trong cuộc sống người Việt

Dân gian ta có câu: “Con không cha như nhà không có nóc”. Bởi lẽ, phần nóc của một ngôi nhà gỗ được coi là một bộ phận vô cùng quan trọng, chưa có nóc đồng nghĩa với việc ngôi nhà chưa được hoàn thành.

Lễ cất nóc hay còn gọi là “thượng lương” là một nghi lễ quan trọng với mục đích chính là cầu mong cho việc thi công nhà gỗ diễn ra thuận buồm xuôi gió; gia đình sẽ gặp nhiều vận may tốt lành khi sống trong tổ ấm mới. Có thể ví nóc nhà giống như “người cha” trụ cột trong gia đình bảo vệ sự an toàn, che chắn cho ngôi nhà luôn vững chãi và những người sống trong ngôi nhà luôn bình an. Chính vì thế mà ai cũng mong buổi lễ cất nóc được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.

Lễ cất nóc nhà thờ 2 tầng 8 mái tại Đan Phượng và những lưu ý để tránh xui xẻo, mang lại bình an cho gia chủ

Quy trình cất nóc và những lưu ý để tránh xui xẻo, mang lại bình an cho gia chủ

Để lễ cất nóc được diễn ra thì đầu tiên gia chủ sẽ phải xem ngày và chọn giờ lành vô cùng kĩ lưỡng, với mong muốn sau này gia đình ở trong ngôi nhà đó sẽ luôn được bình an, may mắn và tránh được mọi xui xẻo; đồng thời đây cũng là nghi lễ để những người thợ thi công xây dựng ngôi nhà được thuận lợi.

Sau khi chọn được ngày và giờ đẹp như ý, gia chủ sẽ chuẩn bị đồ cúng, tùy vào từng gia chủ thì họ có thể mời thầy chùa hoặc một người cao tuổi có vị trí cao nhất trong gia đình để tiến hành làm lễ thắp hương và đọc một bài văn khấn. (Hoặc thể kết hợp hai yếu tố mời Thầy chùa và người đại diện gia đình cùng kết hợp tiến hành làm lễ cất nóc).

Khi khung nhà được dựng lắp xong xuôi, hoàn chỉnh. Vào đúng ngày giờ quy định, những người thợ mộc sẽ tiến hành đặt thanh nóc (thanh thượng lương) lên vào đúng vị trí đỉnh mái của ngôi nhà. Thanh thượng lương trước khi được đặt lên sẽ được bọc vải đỏ và bên trong có một chút tiền lộc cầu may. Hai bên thanh được cài vào một lá vạn tuế, lá vạn tuế không chỉ mang nét đẹp khỏe khoắn đối lập mà nó còn đem lại may mắn, tài lộc, tạo sự ổn định và vững chắc trong sự nghiệp. Đây là một nghi thức tâm linh với mục đích xua đuổi tà ma và khẳng định về chủ đất của ngôi nhà.

Sau khi lễ cất Nóc được gia chủ và những người thợ thi công hoàn thành thì lúc này người thợ cả – được coi là người thợ có tay nghề cũng như thâm niên cao nhất của đội thợ thi công sẽ cầm chiếc Vồ gõ nhẹ 3 tiếng vào than Nóc gỗ. Đây là một yếu tố cũng mang tính tâm linh mà người thợ gọi đó là khâu “đánh thức gỗ” với mong muốn kính báo lên Trời Phật rằng lễ cất nóc đã được hoàn thành, cầu mong Trời phật chứng giảm và phù hộ cho gia chủ cũng như cả tổ thợ sẽ gặp mọi điều thuận lợi, may mắn trong quá trình hoàn thiện; đồng thời cũng là để “gỗ thức dậy” bắt đầu trả hơi thở, sức sống sinh sôi của thiên nhiên đất trời lan tỏa tạo linh khí thịnh vượng cho ngôi nhà.

Khi lễ cúng đã xong thì cũng là lúc thanh thượng lương được những người thợ kéo lên, gia chủ cùng những người thợ lên phần nóc và tự tay đặt thanh nóc vào đúng vị trí. Những hành động như tung hoa, tung tiền tạo lộc cho ngôi nhà, cho bà con dòng họ… tạo phước dài lâu, tài lộc bất tận, thổi hồn tươi trẻ mới mẻ cho ngôi nhà đồng thời cũng được diễn ra.

Lễ cất nóc nhà thờ 2 tầng 8 mái tại Đan Phượng và những lưu ý để tránh xui xẻo, mang lại bình an cho gia chủ

Nghi lễ cất nóc nhà thờ 2 tầng 8 mái tại Đan Phượng đã diễn ra thành công, êm đẹp với những cảm xúc hân hoan xen chút “lo lắng” của những người tham gia buổi lễ cất nóc này; dưới sự chứng kiến của anh em, hàng xóm lân cận của gia chủ.

Lễ cất nóc nhà thờ 2 tầng 8 mái tại Đan Phượng và những lưu ý để tránh xui xẻo, mang lại bình an cho gia chủ

Xem thêm video về buổi lễ cất nóc:

Nhà gỗ Chàng Sơn – Gỗ Giang là một trong những công ty thiết kế và thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Liên hệ tới hotline để nhận được sự tư vấn và nhanh chóng của đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong làng gỗ về thiết kế và thi công nhà gỗ cũng như những mẫu nhà đẹp khác.


Bài liên quan

Bài liên quan

Tiếp đón đoàn chuyên gia Nhật Bản tham quan nghề Mộc cổ truyền.
kiến thức nhà gỗ
Tiếp đón đoàn chuyên gia Nhật Bản tham quan nghề Mộc cổ truyền.

Gỗ Giang vinh dự đón đoàn chuyên gia Nhật Bản cùng Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam đến tham quan xưởng sản xuất nhà gỗ cổ truyền tại Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội.

Xem thêm