Nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam rất đa dạng về phong cách, thể loại và chất liệu. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật ấy có nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống là nghệ thuật tạo hình tài hoa.
Góp phần tạo nên những công trình thờ cúng như: chùa, miếu, đình, phủ… và mang nhiều ý nghĩa về khoa học, chính trị cũng như bản sắc văn hóa dân gian Việt Nam. Hãy cùng Gỗ Giang tìm hiểu loại hình trang trí lâu đời đó, qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
1. Chạm khắc thủ công là gì?
Chạm khắc thủ công bắt nguồn từ điêu khắc, trong đó: “Điêu” nghĩa là chạm khắc, những lối chạm trổ được gọi chung là điêu. Lấy dao vạch, đục hoặc đâm vào vật gì đó thì gọi là khắc. Chạm khắc hay điêu khắc, tức là dùng dụng cụ kim khí cứng tác động vào những chất liệu cứng như: gỗ, đá, xương, ngà voi… để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Các nghệ nhân sẽ dùng bàn tay khéo léo cùng với những dụng cụ chuyên dụng để khắc và mài lấy đi các phần thừa theo ý tưởng trước đó. Giúp tạo ra những chi tiết mềm mại đầy tinh xảo và những đường nét uốn lượn sống động.
2. Những kết cấu kiện nhà gỗ, nhà thờ họ truyền thống được chạm khắc thủ công
Trong tổng thể kiến trúc thiết kế nhà gỗ cổ truyền, hệ khung của cấu kiện bao gồm: ván lá đề, thượng lương, câu đầu, xà nách, ván nong, rường, xà thượng, xà hạ, nghé bảy, bẩy, cửa,…. Tổng thể kiến trúc trên nhà gỗ đều được chạm khắc, bổ sung những họa tiết tinh xảo nhất.
Trong đó:
- Đầu dư: thường được chạm khắc đầu rồng.
- Đấu: chạm khắc sen hóa
- Xà, bẩy và hệ vì kèo: chạm khắc hoa lá
- Đầu bẩy: thường được chạm khắc chữ “Thọ”
- Kẻ biên: được chạm khắc là đề, chữ “Thọ”
- Cốn, ván nong, cánh cửa: đó có thể là chạm khắc phong cảnh, phù điêu,… tùy thuộc vào dụng ý của chủ đầu tư mà có sự đa dạng trong phong cách trang trí.
Ngoài ra, kết hợp với trang trí và chạm khắc trên bàn thờ, sập thờ, trường kỷ, sập gụ, cuốn thư, câu đối và các phụ kiện đồ thờ.
3. Nghệ thuật chạm khắc thủ công nhà gỗ
Loại hình nghệ thuật chạm khắc thủ công ở nước ta có nhiều sự sáng tạo và đổi mới theo phong tục tập quán cũng như văn hóa riêng biệt của mỗi vùng miền, nhưng chủ yếu được chia làm 2 trường phái lớn như sau:
3.1. Phù điêu
Là loại điêu khắc được thực hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là nền móng cơ bản và là phông nền của hình khối tạo lên nó. Có thể kiến tạo xa, gần bằng các lớp không gian và tạo nên ảo giác về chiều sâu không gian.
Đặc biệt, phù điêu cho phép triển khai nhiều tầng lớp và các bố cục phức tạp kết hợp để thể hiện chiều sâu của một phong cảnh hay công trình kiến trúc. Phù điêu được chia thành hai dòng chính là phù điêu nổi và phù điêu khoét lõm.
3.2. Chạm khắc
Chạm khắc là cách thức tác động vào các hình khối phẳng tinh tế, gọn ghẽ nhất nhằm diễn tả một tác phẩm hay phổ thông ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật. Chạm khắc bao gồm 2 nhánh: Chạm khắc trên hình khối và chạm khắc trên mặt phẳng. Tiêu biểu nhất là lĩnh vực chạm khắc tượng tròn và tranh khắc gỗ.
3.2.1. Chạm khắc hoa văn
Với đôi bàn tay khéo léo, sự kiên nhẫn bền bỉ cũng tính sáng tạo không giới hạn của các nghệ nhân, những tác phẩm chạm khắc nghệ thuật từ xưa đến nay vẫn mang các giá trị văn hóa và nghệ thuật riêng biệt, tồn tại vững chắc trong thời đại hội nhập văn hóa ngày nay.
3.2.2. Chạm khắc con giống
Nghệ thuật chạm khắc nhà gỗ là biểu tượng của hình thức trang trí cũng như thể hiện sự tôn kính với công trình kiến trúc truyền thống như nhà gỗ hay nhà thờ họ, thiết kế chùa chiền. Từng đường nét tinh túy được thể hiện qua bàn tay khéo léo của con người, đối với chạm khắc con giống là hình tượng linh vật “Tứ Linh”.
- Rồng: Đại diện cho vương quyền, sức mạnh vô song. Trong cách trang trí từ đường, nhà gỗ, hay bàn thờ gia tiên, hình ảnh đầu rồng được chạm khắc cầu kì với những đường nét uyển chuyển được tái hiện rõ nét: trán cao, mũi sưu tử, mắt to, râu dài, miệng rộng, trên đầu là hình ảnh cặp sừng sắc nhọn.
- Kỳ lân: Sự nhân từ, hiền hậu và sự thông thái, đây là hình ảnh đại diện cho sự tốt lành và may mắn. Ngụ ý trong Tứ linh này, nếu Rồng là vua thì Kì Lân chính là Thái Tử: miệng ngậm ngọc, mắt tròn, dạng mình hươu.
- Chim Phượng: Là hình ảnh của sự hiền đức, phúc lộc, đại diện cho ngọn lửa linh thiêng và vĩnh cửu.
- Rùa (quy): Sức sống dẻo dai và bền bỉ. Là đại diện cho hình tượng “đầu đội trời, chân đạp đất”.
3.2.3. Chạm khắc phong cảnh
Ngoài chạm khắc con giống, hoa văn thì chạm khắc phong cảnh được sử dụng nhiều trong trang trí nhà gỗ hay nhà thờ họ. Chúng là những hình ảnh được nhân cách hóa, mai hóa, trúc hóa, long hóa, phượng hóa, ….Lý do mà chạm khắc phong cảnh được ưa chuộng là bởi một số công trình không thể chạm khắc hình tượng “tứ linh” bởi do tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Bởi vậy mới gọi là chạm khắc nhân cách hóa. Những hình ảnh cỏ cây, hoa lá trong cuộc sống thường nhật trải qua 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông,… mang đến một sức sống mới mẻ, nhiệt huyết.
Có thể nói, nghệ thuật chạm khắc gỗ trang trí nhà cổ truyền thống và trang trí nội thất, là một nghệ thuật đặc sắc. Kết hợp nhuần nhuyễn với nghệ thuật tả thực, sự tài hoa của người thợ trong cách sắp xếp bố cục đã góp phần tạo nên một nền nghệ thuật văn hóa dân gian độc đáo, trong kho báu tinh hoa nghệ thuật thế giới.
Gỗ Giang là một trong những công ty thiết kế và thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam nói chung và Chàng Sơn nói riêng.Vui lòng liên hệ tới Hotline 0933.666.929 (Phạm Sơn) hoặc Nghệ Nhân Quốc Gia -Ths.KTS - Nguyễn Giang – 0912.666.929, để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và chu đáo cùng đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu, cùng bề dày kinh nghiệm lâu năm trong làng gỗ về thiết kế và thi công nhà gỗ cũng như những mẫu nhà đẹp khác.
- Văn Phòng: số 17, TT11, KĐT Xuân Phương Foresa, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Địa Chỉ Xưởng 01 : số 03, KCN xã Chàng Sơn,Thạch Thất,Hà Nội.
- Địa Chỉ Xưởng 02: số 07 Đồng Cam,KCN Kim Quan,Thạch Thất, Hà Nội.