Gỗ Giang xin chia sẻ về nghi lễ, phong tục "Lễ Phạt Mộc". Là một nghi lễ quan trọng khi bắt đầu thi công xây cất một căn nhà gỗ, nên lễ phạt mộc cần phải được thực hiện vào ngày giờ đẹp và phải có mặt tất cả những thành viên từ gia chủ, thợ cả, chủ xưởng
"Lễ Phạt Mộc" là gì?
“ Lễ Phạt Mộc ” là một trong nhũng nghi lễ quan trọng trong những nghi lễ khi xây dựng ngôi nhà gỗ cổ truyền. Lễ Phạt Mộc như nghi lễ trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề Mộc. Do đó cũng có thể hiểu nghi lễ cúng khởi công ban đầu trong quá trình xây dựng ngôi nhà gỗ cổ truyền.
Ý Nghĩa Của Nghi Lễ Cúng Phạt Mộc
- Trong văn hóa, nghi lễ lâu đời người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.Lễ Phạt Mộc là nghi lễ lâu đời mang ý nghĩa to lớn trong tâm linh, với mong muốn cầu xin thần linh phù hộ cho chủ nhà dựng nhà được thuận buồm xuôi gió, điều lành mang đến, điều dữ mang đi. Đồng thời phù hộ cho tổ thợ thi công ngôi nhà được an toàn, thuận lợi và hoàn thành tốt công việc của mình.
- Ngoài ra nghi lễ này còn giúp cho những người thợ sau khi đã “trình báo” với ông tổ nghề về công việc của họ sẽ thực hiện, điều đó giúp họ thì sẽ có thái độ làm việc nghiêm túc và cẩn thận hơn.
Nghi Thức Hành Lễ Của Lễ Phạt Mộc
- Trong ngày làm Lễ Phạt Mộc nên có những thành viên từ gia chủ, người thợ cả, chủ xưởng để mong cầu mọi việc được thuận lợi, bình an. Ngày xưa, thường gia chủ sẽ mua gỗ và đón tổ thợ có tay nghề về tại nhà mình để gia công, chế tác, lắp dựng. Gia chủ sắm sửa lễ vật thắp hương tổ tiên và thổ thần cầu cho mọi sự suôn sẻ, ngôi nhà được xây nên vững chãi và mang về nhiều tài lộc. Người thợ cũng sắm sửa lễ vật dâng lên bàn thờ tổ sư nghề mộc, đặt lên ban thờ tổ những dụng cụ chuyên dụng đã được mài sẵn trước đó để cầu mong được phù hộ trong cả quá trình làm nhà.Ngày nay, hình thức chủ yếu là hợp đồng giao khoán trọn gói cho các công ty hoặc xưởng sản xuất.Vì vậy đa số việc làm Lễ Phạt Mộc thường được thực hiện tại cơ sở sản xuất.
- Việc chọn ngày lành tháng tốt có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành bại của nghi lễ, chọn được giờ tốt thì tài vượng đầy nhà, hưng thịnh lâu dài.Do đó việc chọn ngày giờ chọn giờ tốt để tiến hành nghi Lễ Phạt Mộc được chọn lựa kỹ càng,cẩn thận.
- Trong Lễ Phạt Mộc chủ xưởng và gia chủ sẽ cùng sửa soạn các vật lễ để cúng : Tiền Vàng, Xôi Gà, Rượu Bia, Bánh Kẹo, Mâm Ngũ Quả, Muối,Gạo, Trầu Cau, Hoa Tươi…
- Nghi lễ bắt đầu, trước tiên người thợ cả - được coi là người thợ có tay nghề cũng như thâm niên cao nhất của đội thợ thi công lên làm lễ báo cáo, tiếp đến là chủ xưởng, gia chủ. Sau khi hành lễ xong, người thợ cả có một nghi thức là dùng rìu chặt lăm nhát vào cột gỗ như làm phép. Đại diện gia chủ sẽ báo cáo và chặt lăm nhát vào các cột gỗ, tượng trưng cho Ngũ Hành Tương Sinh và cầu mong sự an lành, thịnh vượng.
- Tiếp đó Người thợ cả tiến hành “ lấy mực thước ” cho ngôi nhà. Người thợ cả có thể dùng một cây sào tre để làm thước đo, cũng hiểu như một bản vẽ thu nhỏ của nhà gỗ cổ truyền. Để chọn được cây sào cần phải chọn cây tre thẳng đốt, sào khi đi đọc lần lượt sẽ là “thịnh – suy – bí – thái ”. Đốt cuối của sào sẽ là “thịnh”, để cầu mong cho sự thịnh vượng và tài lộc.