Cất Nóc Nhà Gỗ: Nghi Lễ Không Nên Bỏ Qua Khi Làm Nhà

Cất Nóc Nhà Gỗ: Nghi Lễ Không Nên Bỏ Qua Khi Làm Nhà

Thứ tư, 13/11/2019 | 09:00

Cất Nóc Nhà Gỗ: Nghi Lễ Không Nên Bỏ Qua Khi Làm Nhà

Nghi lễ cất nóc nhà gỗ là một trong những nghi lễ quan trọng trong tâm linh, giúp gia đình gia chủ được bảo vệ, công việc thuận lợi

Các cụ nhà ta ngày xưa đã có câu: không có nóc không thành nhà. Nóc nhà là cấu kiện vô cùng quan trọng trong nhà gỗ cổ truyền Việt Nam, được xây dựng bộ khung vững chắc kiên cố nhiều đòn, kẻ. Trước khi làm mái nhà người ta thường làm nghi lễ cất nóc nhà gỗ để cầu mong cho công việc thi công được phù hộ diễn ra tốt đẹp, không bị tà ma quấy nhiễu.

1. Lễ cất nóc nhà gỗ

Lễ cất nóc hay còn được gọi là lễ Thượng Lương là ngày gác thanh giữa của nóc nhà, với ngày xưa là nhà gỗ mái nhà dốc có kèo. Ngày nay, việc cất nóc chính là ngày đổ bê tông sàn mái của của nhà mái bằng, mái dốc.

Người Việt Nam quan niệm lễ cất nóc nhà gỗ là vô cùng quan trọng, để cầu mong việc xây dựng thi công căn nhà được thuận lợi, sau này khi ở trong nhà gia chủ và người trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn tốt lành, tránh được nhiều điều xui rủi; cũng như mang được nhiều tài lộc về cho gia đình. Có thể nói lễ cất nóc có độ quan trọng cũng ngang hàng như lễ phạt mộc nhà gỗ.

Cất Nóc Nhà Gỗ: Nghi Lễ Không Nên Bỏ Qua Khi Làm Nhà
Hình ảnh lễ cất nóc Vinhomes (Nguồn: vinlifestyle.vn)

Giống như lễ phạt mộc hay các nghi lễ tâm linh khác, đối với lễ cất nóc gia chủ phải đi xem ngày đẹp, giờ đẹp hợp với mệnh của mình để việc làm lễ diễn ra suôn sẻ. Sau khi chuẩn bị đồ cúng theo đúng quy định và mời thầy cúng, gia chủ thắp hương lên bàn thờ và đọc một bài văn khấn

Cất Nóc Nhà Gỗ: Nghi Lễ Không Nên Bỏ Qua Khi Làm Nhà
Gia chủ cần lựa chọn ngày và giờ đẹp để thực hiện lễ cất nóc nhà gỗ

Cất nóc nhà gỗ cổ truyền

Cất nóc nhà gỗ sẽ được tiến hành sau khi khung nhà đã được lắp xong xuôi hoàn chỉnh, vào đúng ngày giờ đã định trước. Lúc này, người ta sẽ tiến hành bắc đòn chính của nóc nhà lên đỉnh sườn nhà. Trên đòn chính thường được treo một miếng vải đỏ, trên đó ghi ngày tháng hành lễ và dòng chữ “Khương Thái Công Tại Thử”, tức là Ông Khang Thái Công ở đây. Đây là một nghi thức tâm linh với mục đích xua đuổi tà ma quỷ thuật vảng vất xung quanh công trình. Thay cho miếng vải, người ta có thể dùng một miếng bùa bát quái dán lên hoặc treo lên đó một quyển lịch Tàu.

Cất Nóc Nhà Gỗ: Nghi Lễ Không Nên Bỏ Qua Khi Làm Nhà

Trong lễ cất nóc nhà gỗ, gia chủ cần phải sửa lễ đi mời thầy pháp tới cúng bái cùng với đó làm lễ với bàn thờ gia tiên như đã nói trên. Sau khi cất nóc, pháo sẽ được đốt lên vui vẻ, ồn ã tượng trưng cho những sự tươi mới cũng như mang ý nghĩa đánh đuổi ma quỷ. Gia chủ cũng thường làm cỗ mời bà con hàng xóm tới ăn uống.

Với nhà gỗ cổ truyền ngày xưa, lễ cất nóc chỉ làm khi thi công gian nhà chính, còn các gian nhà phụ thì không làm.

Không những mang ý nghĩa về mặt tâm linh cầu mong sự phù hộ của thần linh cho quá trình xây dựng mái nhà được diễn ra thuận buồm xuôi gió, tránh được tà ma tà quỷ; lễ cất nóc nhà gỗ còn là dịp để gia chủ cầu khấn cho việc sinh sống trong ngôi nhà sau này được êm ấm, khỏe mạnh hạnh phúc và mang về nhiều tài lộc cho công việc làm ăn buôn bán của gia chủ và gia đình.

Nhà gỗ Chàng Sơn – Gỗ Giang là một trong những công ty thiết kế và thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Liên hệ tới hotline để nhận được sự tư vấn và nhanh chóng của đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong làng gỗ về thiết kế và thi công nhà gỗ cũng như những mẫu nhà đẹp khác.


Bài liên quan

Bài liên quan

Chiem Ngưỡng Lầu Trà trong Biệt Phủ Triệu Đô | Quảng Ninh.
mẫu nhà gỗ đẹp
Chiem Ngưỡng Lầu Trà trong Biệt Phủ Triệu Đô | Quảng Ninh.

Lầu Trà là một phần quan trọng trong văn hoá trà đạo Á Đông. Với kiến trúc đặc trưng mang đến không gian đậm chất truyền thống kết hợp với sự tinh tế của gia chủ cùng đội ngũ thi công thiết kế Gỗ Giang thực hiện vào năm 2022.

Xem thêm