Kiến Trúc Cổ Việt Nam Trường Tồn Theo Dòng Chảy Lịch Sử

Kiến Trúc Cổ Việt Nam Trường Tồn Theo Dòng Chảy Lịch Sử

Thứ hai, 11/11/2019 | 09:00

Kiến Trúc Cổ Việt Nam Trường Tồn Theo Dòng Chảy Lịch Sử

Nét kiến trúc cổ Việt Nam vẫn ghi dấu ấn mạnh mẽ, ảnh hưởng không nhỏ lên sự phát triển của kiến trúc hiện đại của nước ta.

Có khi nào bạn nhìn ngắm nhiều công trình kiến trúc khác nhau và tự hỏi: tại sao những ngôi nhà này trông đều có vẻ gì đó giống nhau, mặc dù bề ngoài chúng không giống nhau? Đó có thể là do các công trình đó đã được thiết kế theo một quy thức chung – những quy tắc chung. Ở Việt Nam từ thời xưa đã xuất hiện quy thức kiến trúc cổ Việt.

1. Nét đặc trưng trong kiến trúc cổ Việt

Kiến trúc cổ đại Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tinh thần Nho giáo và Phật giáo, các công trình kiến trúc mang đậm nét Á Đông với những đền đài, thành quách, cung đình, đền chùa, lăng tẩm… cùng hệ thống kiến trúc nhà ở vô cùng đặc sắc. Trong kiến trúc gỗ cổ Việt Nam, nhà cửa thường được xây theo kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền 3 gian hoặc 5 gian. Mặc dù có nhiều sự khác biệt giữa các công trình, từ thời đại xây dựng, quy mô và mục đích sử dụng; nhưng nhìn chung kiến trúc cổ Việt Nam có những nét đặc trưng sau đây:

  • Mái lợp ngói hoặc tranh, dốc mái thẳng, đao cong.
  • Dùng hệ thống bảy, kẻ đỡ mái hiên (chủ yếu thời Lê, Nguyễn) hoặc là hệ đấu-củng (Chủ yếu đến hết thời Lý, Trần dần). Cả hai phương pháp tồn tại song song tùy vào trình độ người thợ mà chọn lựa thi công. Hệ đấu-củng tương đối phức tạp,có độ bền cao, về khía cạnh thẩm mỹ thì trau chuốt và đẹp hơn nên yêu cầu tay nghề người thợ cao và tỉ mỉ trong công việc.

Hoa văn tinh xảo, được chạm khắc bằng tay là một nét chấm phá độc đáo trong kiến trúc cổ Việt.

  • Cột nhà to, mập nhất là các cột cái, phình ở phần giữa thân dưới.
  • Chạm khắc hoa văn họa tiết nổi trên bề mặt gỗ, thường để mộc hoặc phủ sơn bóng.

Trải qua một thời gian lịch sử phát triển dài lâu, các công trình kiến trúc càng ngày càng nhiều lên nhưng dần dần đi theo một “chuẩn” riêng biệt, gọi là quy thức kiến trúc cổ Việt Nam.

2. Quy thức quy chuẩn trong kiến trúc cổ Việt

Quy thức kiến trúc cổ Việt Nam có thể gọi là một trật tự riêng, hoặc những quy định trong kiến trúc được thống nhất về kích thước, tương quan tỉ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc trong một công trình theo phong cách kiến trúc Việt Nam cổ điển. Những bộ quy tắc và nguyên lý này đã được người xưa sử dụng trong lịch sử Việt Nam.

Kiến trúc cổ Việt có những quy chuẩn về cột – rường -… độc đáo

Với quy thức kiến trúc này, mỗi công trình khi xây dựng nên sẽ dựa vào những quy định về kích thước, tỉ lệ… để tính toán cũng như lên bản vẽ thiết kế dễ dàng hơn. Trong quy thức kiến trúc cổ Việt Nam, tất cả các kích thước tính của công trình đều dựa theo “thước tầm”, một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ. Đây là một điều độc đáo, theo cách phân tích cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm là modulor của kiến trúc cổ Việt Nam như modulor của kiến trúc Hy Lạp, tạo ra vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỉ lệ chiều cao mái với phần chân cột, sự thích hợp với người gia chủ.

Lớp mái cong đặc trưng trong kiến trúc cổ Việt

Xây dựng nhà gỗ cổ truyền theo quy thức kiến trúc này, gia chủ và người thợ xây phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc nghiêm ngặt của thi công nhà gỗ cũng như chuẩn bị đủ hệ thống các cấu kiện dựng khung nhà gỗ theo quy thức, bao gồm các bộ phận nhà hệ thống cột nhà, hệ thống xà nhà, kẻ bảy, hiên, con rường, rui mè, mái… Tất cả đều quy định tỉ lệ và kích thước riêng.

Nhà 5 gian cổ truyền

Kiến trúc cổ đại Việt Nam đặc sắc và đa dạng phong phú từ kiến trúc kiểu dáng, nội thất đến cả những hoa văn họa tiết trang trí… cùng với quy thức kiến trúc cổ Việt là di sản lịch sử vô giá của dân tộc và là bản lề vững chãi để kiến trúc Việt Nam phát triển thăng hoa.


Bài liên quan

Bài liên quan

Chiem Ngưỡng Lầu Trà trong Biệt Phủ Triệu Đô | Quảng Ninh.
mẫu nhà gỗ đẹp
Chiem Ngưỡng Lầu Trà trong Biệt Phủ Triệu Đô | Quảng Ninh.

Lầu Trà là một phần quan trọng trong văn hoá trà đạo Á Đông. Với kiến trúc đặc trưng mang đến không gian đậm chất truyền thống kết hợp với sự tinh tế của gia chủ cùng đội ngũ thi công thiết kế Gỗ Giang thực hiện vào năm 2022.

Xem thêm