Cấu Kiện Kẻ Hiên Trong Kiến Trúc Nhà Gỗ Kẻ Truyền

Cấu Kiện Kẻ Hiên Trong Kiến Trúc Nhà Gỗ Kẻ Truyền

Thứ bảy, 02/11/2019 | 09:00

Cấu Kiện Kẻ Hiên Trong Kiến Trúc Nhà Gỗ Kẻ Truyền

Trong kiến trúc nhà gỗ truyền thống Việt Nam, cấu kiện kẻ hiên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà

Làm nên một căn nhà gỗ kẻ truyền truyền thống Bắc Bộ cần đến hệ thống các cấu kiện được tính toán vô cùng kỹ lưỡng theo toán học, vật lý và cả theo phong thủy. Các cấu kiện có vai trò vô cùng quan trọng để tạo dựng khung nhà, một trong số chính cần được quan tâm đặc biệt đó là cấu kiện kẻ hiên

1. Cấu kiện kẻ hiên

Một căn nhà gỗ cổ truyền của vùng Bắc Bộ thường có 4 loại cấu kiện chính, cấu tạo nên phần khung vững chắc của ngôi nhà: cột, xà, kẻ, mái. Cột là kết cấu đứng chịu nén nên thường dùng các loại gỗ quý chịu lực tốt và có độ bền cao, bao gồm hệ thống cột cái, cột quân, cột hiên. Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Mái nhà được đỡ bằng các dầm lớn (hoành), dầm trung gian (dui hoặc rui), dầm phụ (mè)

Cấu Kiện Kẻ Hiên Trong Kiến Trúc Nhà Gỗ Kẻ Truyền
Tổng quan cấu kiện nhà gỗ truyền thống (Nguồn: govietnam.com.vn)

Cấu kiện kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau: kẻ ngồi, kẻ hiên, bảy hậu (bảy hiên), câu đầu, con rường, rường cụt, con lợn (rường bụng lợn). Trong đó cấu kiện kẻ hiên là dầm gác từ cột quân sang cột hiên, nằm ở trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái. Kẻ hiên có vai trò quan trọng trong việc đỡ mái nhà, vừa kết hợp với cột và xà để cấu thành bộ khung gỗ kiên cố cho nhà gỗ kẻ truyền Việt Nam. Phần mặt quay ra ngoài của kẻ hiên thường được chạm khắc hoa văn họa tiết trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Cấu Kiện Kẻ Hiên Trong Kiến Trúc Nhà Gỗ Kẻ Truyền

2. Chạm khắc hoa văn cấu kiện kẻ hiên

Đối với nhà gỗ hiện đại, việc chạm khắc hoa văn có thể được thực hiện hoặc không do xu hướng chung của thời đại. Tuy nhiên đối với nhà gỗ truyền thống, chạm khắc hoa văn họa tiết trang trí nổi trên bề mặt gỗ không chỉ là điểm nhấn cho căn nhà thêm đẹp mắt và ấn tượng mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu đậm; bởi các họa tiết được chạm khắc thường là những hình ảnh, đường nét mang đậm chất tinh thần Á Đông và thực hiện hoàn toàn thủ công bằng tay.

Cấu Kiện Kẻ Hiên Trong Kiến Trúc Nhà Gỗ Kẻ Truyền
Những hoa văn tinh xảo được chạm khắc bằng tay

Sau khi được gia công theo đúng tỉ lệ và kích thước được tính toán, đo đạc cẩn thận, phần chạm khắc hoa văn sẽ được chuyển đến cho nghệ nhân thực hiện. Hiện nay đã có những máy móc, thiết bị CNC cho phép chạm khắc gỗ bằng máy; nhưng tất nhiên những sản phẩm được làm 100% bằng tay vẫn có những ưu việt riêng. Một cấu kiện kẻ hiên được chạm trổ hình rồng phượng, sóng nước, cỏ cây chim chóc… thủ công luôn luôn có cái hồn riêng, đường nét cũng được o bế tỉ mỉ mang đến độ tinh xảo và tinh tế mà máy móc không thể làm được. Hoàn thiện công đoạn chạm khắc cũng là lúc kẻ hiên được đem đi xử lý, phun sơn bóng hoặc các loại hóa chất chống mối mọt chuyên dụng để tăng tuổi thọ cho cấu kiện.

Cấu Kiện Kẻ Hiên Trong Kiến Trúc Nhà Gỗ Kẻ Truyền

Cấu kiện kẻ hiên là một bộ phận quan trọng trong công trình kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, vừa có chức năng nâng đỡ phần khung nhà; vừa là nơi những bản chạm khắc hoa văn nổi trên gỗ được tỏa sáng.

Nhà gỗ Chàng Sơn – Gỗ Giang là một trong những công ty thiết kế và thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Liên hệ tới hotline để nhận được sự tư vấn và nhanh chóng của đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong làng gỗ về thiết kế và thi công nhà gỗ cũng như những mẫu nhà đẹp khác.


Bài liên quan

Bài liên quan

Quán Cafe trong lòng phố cổ - Kiến trúc gỗ trên phố Hà Nội
đã thực hiện
Quán Cafe trong lòng phố cổ - Kiến trúc gỗ trên phố Hà Nội

Một công trình mang không gian đậm giá trị văn hóa truyền thống với kiến trúc dựa theo lối nhà gỗ cổ truyền ba gian truyền thống Bắc Bộ, kết hợp hài hòa giữa vật liệu cổ truyền và đương đại trong lòng Phố cổ Hà Nội.

Xem thêm