Sáng 22/11, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức công bố quyết định và trao chứng nhận danh hiệu cho các tổ chức, cá nhân hội viên Hiệp hội đạt danh hiệu lần thứ X năm 2022.
Trong những năm gần đây, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm gần 10% nhu cầu của thị trường toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 tăng trung bình 9,5%/năm, từ 1,62 tỷ USD (năm 2015) lên đến 2,23 tỷ USD (2019), khả năng có thể đạt gần 4 tỷ USD vào năm 2025.
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chia sẻ: Sự phát triển của các ngành nghề truyền thống Việt Nam hiện nay không chỉ có vai trò nâng cao mức sống cho người dân mà còn là dấu ấn truyền thống văn hóa dân tộc qua mỗi thời kỳ. Đó là kho tàng văn hóa quý giá rất cần được gìn giữ và bảo tồn.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần cho biết, Lễ phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2007. Sau 9 lần tổ chức, đến nay, Hiệp hội đã vinh danh 72 làng nghề tiêu biểu, 835 nghệ nhân làng nghề Việt Nam, 72 đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu, 95 sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề tiêu biểu, 52 thợ giỏi làng nghề Việt Nam, 115 bảng vàng gia tộc.
Riêng lần vinh danh các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ X - năm 2022, Hiệp hội tiếp nhận hơn 300 hồ sơ gửi về từ các tỉnh, thành phố trong cả nước với nhiều làng nghề nổi tiếng như: Các làng nghề gốm Bát Tràng, Giang Cao, Kim Lan; Rèn Đa Sỹ; Mây tre Phú Vinh; Mộc Thiết Ứng, mộc Vân Hà, mộc Sơn Đồng; Đồng Đại Bái, đồng Lộng Thượng... thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Cao Bằng, Hưng Yên, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Vĩnh Long...
Trong sự lần kiện này, Kts.Nguyễn Giang mang tới BỘ HOA VĂN CHO NHÀ GỖ. Gồm các mẫu hoa văn: Kẻ hiên, vì chop, vì nách, bộ tranh gỗ chủ đề Tết Việt, cửa bức bàn.
Đây là các tác phẩm được Kts.Nguyễn Giang thực hiện dành riêng cho các công trình của Gỗ Giang thực hiện, nhiều mẫu hoa văn được giới chuyên gia đánh giá cao.
1. Kẻ hiên, vì chóp
Kẻ hiên được tạo hình với hình tượng Long hóa lá (Rồng hóa lá) kết hợp với kỹ thuật chạm khắc độc đáo là không dùng nét tỉa như kỹ thuật chạm khắc truyền thống, hoa văn hoàn toàn dựa theo hình dáng lá cuộn, uốn, lật.
Vì chóp với thiết kế là những con rường đường nét chính là ống tơ khỏe khoắn, kết hợp với họa tiết lá và mây lửa đặc trưng phong cách điêu khắc gỗ thời Lê. Ở chính giữ có hoạt cảnh đấu vật của người Việt trong lễ hội đầu năm tạo sự sinh động đầy sức sống cho bộ vì nóc.
2. Vì nách chồng rường
Vì nách chồng rường với các con rường chồng xếp lên nhau và được chạm khắc tinh xảo và độc đáo.
Mẫu hoa văn trên được Gỗ Giang phát triển trên nền mẫu của các cụ để lại, lấy cảm hứng từ các nét hoa văn cổ tác giả đã tạo nên mẫu riêng độc đáo này. Từ bản vẽ trên giấy, người thợ với sự tài hoa, khéo léo đã đưa tinh thần của tác giả vào từng đường đục của mình để tạo nên một tác phẩm đẹp.
Nhìn vào vì nách chồng rường ở dưới ta có thể thấy sự tài hoa được thể giện ở chỗ hoa văn vừa thể hiện sự cứng cáp nhưng lại vẫn thấy sự mềm mại, mượt mà của đường nét.
Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh này phải trải qua rất nhiều công đoạn. Cần nhiều sự tỉ mỉ và công sức. Chính vì sự tâm huyết đã đặt vào, tác phẩm này cũng đã đạt giải cao trong Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5.
3. Bộ tranh chủ đề Tết Việt
Trong mỗi người dân đất Việt, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" luôn được khắc sâu vào tâm trí mỗi con người. Vì vậy, Gỗ Giang muốn khắc sâu câu tục ngữ này bằng cách thể hiện trên chất liệu gỗ thông qua bàn tay tài hoa của người thợ làng nghề mộc cổ truyền Chàng Sơn thổi hồn trên từng nét đục.
Bức chạm "Uống nước nhớ nguồn" với hình ảnh chính là bối cảnh một không gian thờ gia tiên truyền thống, mọi người trong gia đình quay quần trong không khí chuẩn bị cho ngày Tết. Bốn góc xung quanh với những họa tiết lá cách điệu, hoa văn tinh xảo, chạm khắc cầu kì, nét điêu khắc tỉ mỉ.
Bức chạm "Ngày Tết" với hình ảnh chính là hoạt cảnh trồng cây Nêu cho ngày Tết tại một ngôi làng truyền thống xứ Đoài, với cây Đa, giếng nước, sân Đình,... Bốn góc và xung quanh với những họa tiết lá cách điệu, hoa văn cầu kỳ theo truyền thống.
4. Cửa bức bàn
Cửa bức bàn là một trong những kiểu cửa cố truyền thống. Chúng xuất hiện phổ biến trong các công trình kiến trúc nhà gỗ ở Việt Nam trước đây.
Cửa bức bàn với kỹ thuật chạm khắc thủ công đặc trưng về độ tinh xảo của Gỗ Giang với các hoa văn chạm khắc: chiện, bát bửu và tranh dân gian Đông hồ. Để giữ được linh hồn, nét đẹp truyền thống thì hoa những hoa văn đục tay thủ công vẫn khác biệt hơn cả.
Sự hoàn hảo đến từng chi tiết của mỗi sản phẩm đã được công nhận và nhận được danh hiệu quý giá "BẢO VẬT TINH HOA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM".
Để tạo nên được những sản phẩm thì phải kể đến đôi tay tài hoa và điêu nghệ của các nghệ nhân, đặc biệt là Kts.Nguyễn Giang - được phong tặng danh hiệu Nghệ Nhân Làng Nghề Việt Nam.