Gỗ tự nhiên là loại vật liệu mang lại vẻ đẹp sang trọng, ấn tượng và sự đẳng cấp cho không gian nội thất. Vì thế, gỗ tự nhiên thường được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế, thi công nội thất.
Dưới đây là thông tin cơ bản về 12 loại gỗ tự nhiên phổ biến để bạn đọc tham khảo, lựa chọn sử dụng trong không gian nội thất nhà mình.
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được lấy trực tiếp từ cây ở các khu rừng tự nhiên hay rừng trồng và được chế tác để tạo thành sản phẩm ngay (chỉ cần trải qua quá trình xử lý, tẩm sấy để hạn chế mối mọt, cong vênh co ngót) mà không cần qua giai đoạn chế biến.
Ưu - Nhược điểm của gỗ tự nhiên
Do được lấy trực tiếp từ cây nên gỗ tự nhiên có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm.
Ưu điểm
Trước tiên, gỗ tự nhiên nổi bật với các ưu điểm như:
- Độ bền rất cao, chịu được va đập tốt, nhiều loại gỗ sử dụng càng lâu thì giá trị càng cao.
- Mang vẻ đẹp tự nhiên, vân gỗ đẹp độc đáo, khác biệt và không thể trộn lẫn
- Mang đến vẻ đẹp sang trọng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng
- Có thể phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại.
- Dễ đục đẽo, chạm khắc, tạo hình hoa văn, họa tiết tinh xảo.
Nhược điểm
Tuy nhiên, gỗ tự nhiên cũng có nhược điểm sau:
- Dễ bị cong vênh, co ngót, mối mọt nếu không được tẩm sấy kỹ, quy trình xử lý gỗ không đúng kỹ thuật.
- Giá tương đối cao.
Đặc điểm các loại gỗ tự nhiên sử dụng trong thiết kế thi công nội thất
Gỗ tự nhiên có rất nhiều loại, trong đó có 12 loại gỗ sau thường được sử dụng trong thiết kế, thi công nội thất.
Gỗ sưa
Gỗ sưa (còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh đàn) là loại gỗ có màu vàng, đỏ, thớ gỗ mịn, nhỏ, màu đỏ sẫm hay hồng, thỉnh thoảng có thớ màu đen. Gỗ sưa được chia làm ba loại là sưa đen, sưa đỏ và sưa trắng.
Ưu điểm:
- Có đến 4 mặt vân gỗ, vân đẹp, nổi lên thành từng lớp
- Mùi thơm mát, thoang thoảng hương trầm
- Rất cứng nhưng cũng rất dẻo dai và chịu được mưa nắng
Nhược điểm:
-
Phải tẩm sấy kĩ càng để tránh tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt
Gỗ tần bì (còn gọi là ASH) là loại gỗ có vân gỗ thẳng, tâm gỗ màu nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu và dát gỗ màu nhạt đến trắng; mặt gỗ thô đều.
Gỗ tần bì thường được dùng làm tủ bếp, bàn ăn, cửa, bậc cầu thang, đồ gỗ chạm khắc, gờ trang trí nội thất, dụng cụ thể thao…
Ưu điểm:
- Bền, tuổi thọ cao
- Chịu lực tốt, độ kháng va chạm cao
- Chịu máy tốt, khả năng bám đinh, bám ốc, dính keo cao; dễ gia công, nhuộm, ăn sơn
- Dễ uốn cong bằng hơi nước, ít biến dạng
Nhược điểm:
- Dát gỗ dễ bị mọt
- Tôm gỗ không có khả năng kháng sâu
Gỗ xoan đào là loại gỗ thớ mịn, có màu hồng đào, đỏ nhạt tự nhiên, đậm dần theo độ tuổi cây và khi mới sẻ có màu hồng sẫm. Loại gỗ này chủ yếu được nhập khẩu từ Lào, Campuchia…
Ưu điểm:
- Vân gỗ và màu sắc đẹp
- Ít bị nứt nẻ, cong vênh, mối mọt nếu được tẩm sấy kỹ
- Bền, độ ổn định cao
- Khả năng chịu nhiệt, chịu nước, chịu lực, chịu nén tốt
- Giá cả phải chăng
Nhược điểm:
- Không thể sơn màu sáng
- Phải tẩm sấy kĩ càng để tránh tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt
Gỗ óc chó (còn gọi là walnut, black walnut, American walnut) có tâm gỗ màu nâu nhạt đến socola, dát gỗ màu kem, vân hình sóng hoặc cuộn xoáy. Đây là loại gỗ ngoại nhập, có nguồn gốc từ Ba Tư cũ và phân bố nhiều ở Anh, Bắc Mỹ, miền Nam California Mỹ.
Gỗ óc chó thường được dùng để làm bàn sofa, cửa thông phòng, giường ngủ, tủ bếp, tủ quần áo, bàn làm việc, ghế, kệ tivi, kệ trang trí, giá sách, đồ trang trí, đồ lưu niệm…
Ưu điểm:
- Vân đẹp, mềm mại, tự nhiên, mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp
- Có thể thay đổi màu sắc dưới tác động của góc nhìn và ánh sáng
- Khả năng giữ sơn và màu nhuộm tốt và có thể đánh bóng để đem lại giá trị cao
- Khả năng chịu lực tốt, chịu nhiệt tốt
- Khả năng bám keo và ốc vít tốt
- Cứng, liên kết chắc chắn, bền
- Ít bị cong vênh, nứt nẻ, mối mọt
Nhược điểm:
- Khả năng chịu lực nén và lực uốn xoắn chỉ ở mức độ trung bình
- Khô chậm
- Giá cao
Gỗ sồi
Gỗ sồi (còn gọi là oak) được chia làm hai loại là gỗ sồi Mỹ và gỗ sồi Nga. Gỗ sồi Mỹ có nhiều ở các nước ôn đới, đặc biệt là Mỹ và có phần thịt màu vàng tươi. Còn gỗ sồi Nga có nhiều ở các nước châu Âu, châu Mỹ, Nga và có màu nâu xám/vàng nhạt sọc nâu đến nâu nhạt, dát gỗ có màu nhạt đến trắng, mặt gỗ hơi thô.
Gỗ sồi thường được dùng làm ván sàn, cửa chính, cửa sổ, tủ bếp, gỗ chạm ngoại thất, gờ trang trí…
Ưu điểm:
- Màu và vân đẹp (vân sọc, vân núi)
- Cứng, chắc, nhẹ, chịu lực tốt, đặc biệt khả năng chịu lực uốn xoắn và lực nén của gỗ sồi Mỹ rất tốt
- Có thể sơn được màu sáng, tối tùy thích
- Độ bám ốc, bám đinh, ốc vít tốt, dễ thi công
- Dễ uốn cong bằng hơi nước
- Khả năng chịu ẩm tốt, ít bị co ngót, nứt nẻ, cong vênh, mối mọt
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian xử lý gỗ vì gỗ đặc, độ rỗng ít
- Chất lượng gỗ ở mỗi khu vực trồng rất khác nhau nên cần có nhà cung cấp uy tín.
Gỗ mun là loại gỗ rất nặng, màu sọc đen trắng hoặc đen tuyền, thớ mịn. Gỗ mun thường được dùng để đóng bàn ghế, điêu khắc tranh, tạc tượng…
Ưu điểm:
- Cứng và độ bền cao
- Ít cong vênh
- Hạn chế bị mối mọt, nứt chân chim
Nhược điểm: Gỗ mun dùng lâu sẽ bị bong như sừng
Gỗ trắc (còn gọi là cẩm lai) là loại thực vật họ đậu và có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Đây là loại cây lấy gỗ nặng, lớn, đường kính có thể lên tới 1m. Vỏ nhẵn, màu xám nâu và nhiều xơ. Màu gỗ đỏ, thớ mịn. Gỗ trắc thường được dùng làm đồ nội thất cao cấp như giường, sập, tủ, đồ mỹ nghệ, khắc tranh, tạc tượng…
Ưu điểm:
- Hoa vân đẹp, chìm nổi như đám mây
- Cứng, độ bền cao, có thể lên tới vài chục năm
- Rrất ít cong vênh, mối mọt, khả năng chịu mưa nắng tốt
- Mặt cắt mịn, ít bị nứt nẻ, biến dạng khi khô
- Gỗ có tinh dầu nên lau chùi nhiều sẽ rất bóng, đồ dùng lâu sẽ đẹp, bóng như sừng.
Nhược điểm: Gỗ trắc có mùi hơi chua tuy không hăng
Gỗ lim nặng, màu hơi nâu đến nâu thẫm, vân dạng xoắn. Gỗ lim thường được nhập từ Nam Phi, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, loại gỗ lim phổ biến nhất là lim xanh (lim xẹt) ở Tây Nguyên. Gỗ lim thường được dùng làm kết cấu chịu lực chính cho ngôi nhà như cột, kèo, ván lót sàn, cửa…
Ưu điểm:
- Cứng, chắc chắn, khả năng chịu lực tốt
- Vân đẹp
- Rất ít bị cong vênh, nứt nẻ, mối mọt, biến dạng khi thời tiết thay đổi
Nhược điểm:
- Gỗ có mùi hắc, cần cẩn trọng khi sản xuất, thi công.
- Khan khiếm, dễ mua phải hàng giả đặc biệt là Lim Lào
- Giá cao hơn cả gỗ hương, gỗ pơ mu
Gỗ gụ nặng, thớ thẳng, màu vàng trắng hoặc nâu đỏ, nâu đậm tùy theo độ tuổi của cây. Nếu để lâu, màu gỗ gụ sẽ chuyển sang màu nâu sẫm rồi nâu cánh gián và đen như sừng. Gỗ gụ thường được dùng để đóng hàng mộc.
Ưu điểm:
- Độ bền cao
- Vân gỗ đẹp
- Ít bị cong vênh, mối mọt
Nhược điểm: Gỗ có mùi hơi chua nhưng không hăng
Gỗ gõ đỏ
Gỗ gõ đỏ (còn gọi là cà te, hồ bì) là loài thực vật họ đậu, mọc ở một số nước châu Phi và các nước Đông Nam Á. Cây gỗ trưởng thành có thể cao trên 30m, và đường kính 2m. Vân gỗ dạng xoắn, thớ gỗ màu đỏ hồng. Gõ gỗ đỏ thường được dùng để đóng phản ngựa, bàn ghế gỗ, đồ trang trí nội thất cao cấp…
Ưu điểm:
- Vân gỗ xoắn, màu đen kết hợp với màu đỏ hồng của thớ gỗ trông như da hổ
- Chắc chắn, khả năng chịu lực tốt
- Ít cong vênh, co ngót
- Thớ gỗ mềm mịn rất dễ điêu khắc
- Dễ gia công
Nhược điểm: Phải tẩm sấy kĩ càng để hạn chế tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt
Gỗ pơ mu
Gỗ pơ mu có màu vàng, thớ mịn và là loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Gỗ pơ mu thường được dùng để điêu khắc tranh, tạc tượng, tạo tác các đồ mỹ thuật, vách ngăn…
Ưu điểm:
- Vân sáng, đẹp, lên sơn đồng màu và mịn màng
- Mùi thơm đặc trưng, giúp đuổi công trùng như gián, kiến, muỗi…
- Rất ít bị mối mọt, cong vênh
- Không quá cứng, dễ đục đẽo
Nhược điểm: Phải tẩm sấy kĩ càng để hạn chế tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt.
Gỗ hương là loài cây họ đậu, gỗ có màu nâu hồng sau khi sử dụng một thời gian. Gỗ xuất hiện nhiều ở Đông Bắc Ấn Độ, Đông Nam Á. Tại Việt Nam, gỗ hương có nhiều ở Nam Bộ, Tây Nguyên…
Gỗ hương thường được dùng để làm sofa, kệ tivi, cửa, làm tượng… Nhưng người ta không bao giờ dùng gỗ hương làm giường ngủ.
Ưu điểm:
- Vân gỗ đẹp, có chiều sâu
- Thớ gỗ mịn, có nhiều dải màu sắc
- Mùi hương dễ chịu
- Rất cứng, rắn, chắc
Nhược điểm: Cần lưu ý tìm địa chỉ mua uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Trên đây là những đặc điểm chính của 12 loại gỗ tự nhiên được dùng nhiều nhất để thi công các đồ nội thất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thể phân biệt, lựa chọn được loại gỗ phù hợp để sử dụng cho không gian nội thất nhà mình.
Tuy nhiên, việc lựa chọn loại gỗ tự nhiên sử dụng trong nội thất không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại, sở thích của cá nhân mà còn cần căn cứ vào vị trí sử dụng, điều kiện thời tiết, phong cách kiến trúc, sự kết hợp hài hòa và thống nhất với các đồ nội thất khác, yếu tố phong thủy và đặc biệt là giá thành…
Vì vậy, ngay từ phương án concept nội thất, các kiến trúc sư đã phải tính toán được dùng loại gỗ nào, trang trí diện như thế nào, hình thức đồ đạc, kệ tủ… để phù hợp với ngân sách đầu tư của mỗi gia chủ. Hãy để các kiến trúc sư tư vấn giúp bạn đưa ra phương án thiết kế nội thất tối ưu nhất, lựa chọn vật liệu thi công phù hợp nhất, kinh tế kế cho quỹ đầu tư cố định của gia đình bạn.