Nhà từ đường là gì? Điều cần biết và quy định pháp luật có liên quan

Nhà từ đường là gì? Điều cần biết và quy định pháp luật có liên quan

Thứ hai, 20/02/2023 | 21:55

Nhà từ đường là gì? Điều cần biết và quy định pháp luật có liên quan

Từ đường đã xuất hiện trong văn hóa thờ cúng của người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc xây dựng từ đường.

Nhà đường đã xuất hiện trong văn hóa thờ cúng của người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc xây dựng nhà từ đường. Đặc biệt là nắm được đầy đủ và chính xác những quy định về pháp luật có liên quan trực tiếp đến nhà từ đường. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ của Gỗ Vượng dưới đây nhé.

Từ Đường - Không gian thờ cúng tổ tiên truyền thống
Từ Đường – Không gian thờ cúng tổ tiên truyền thống

Nhà từ đường là gì?

Nhà từ đường thường xuất hiện rất phổ biến ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Đây là một công trình gắn liền với ý nghĩa tâm linh. Nhà thờ họ được sử dụng để thờ cúng tổ tiên trong cùng một dòng họ, thường tính theo phụ hệ, có nghĩa là theo họ của cha.

Ngay từ khi bắt đầu có phong tục thờ cúng tổ tiên thì đã xuất hiện nhà từ đường. Bất cứ nhà thờ họ nào cũng sẽ có một ngày giỗ ông thủy tổ và một ngày hiệp tế. Vào những ngày này, con cháu tứ phương đều quay về quê hương. Một là để cúng bái tổ tiên, bày tỏ lòng biết ơn, thể hiện đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn. Thứ nữa, đây cũng là dịp để anh em trong dòng họ gặp mặt nhau, hàn huyên để thêm phần gắn kết.

Chức năng chính của nhà từ đường

Nhà thờ họ là nơi thờ tự. Nơi đây sẽ thờ các vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Đặc biệt là những bậc cha chú trong dòng họ có công với đất nước, hy sinh vì cuộc sống của nhân dân, của con cháu.

Không gian từ đường còn là nơi để ghi danh những người có công trong dòng họ. Một số nhà thờ họ còn treo các chứng chỉ của người có công, người làm chức to được Đảng và Nhà nước phong tặng.

Nhà từ đường còn được sử dụng làm nơi các thành viên trong dòng họ bàn bạc, thảo luận và quyết định những việc quan trọng có liên quan đến dòng họ. Là không gian để khi con cháu ở mọi miền khi quay về có nơi để tụ họp.

Nhà thờ ông cha có công xây dựng dòng họ
Nhà thờ ông cha có công xây dựng dòng họ

Những điểm lưu ý khi xây dựng nhà Từ đường

Xác định rõ mục đích sử dụng của từ đường

Thông thường, nhà thờ họ được xây dựng theo 2 mục đích chính. Một là chỉ dùng làm nơi thờ cúng, hai là hết hợp thờ cúng và làm nơi ăn ở. Đối với mỗi mục đích khác nhau thì hình thức thiết kế và kích thước nhà từ đường cũng khác nhau.

Lựa chọn chất liệu xây dựng từ đường

Nhà thờ họ là không gian thờ cúng tâm linh, cũng là bộ mặt của dòng họ. Chính vì vậy, cần phải chọn những vật liệu chắc chắn, có độ bền cao và thẩm mỹ. Thông thường, người ta sẽ lựa chọn chất liệu gỗ tự nhiên, vừa cao cấp, bền đẹp mà lại gần gũi, tự nhiên.

Dự toán chi kinh phí xây dựng

nhà từ đường được xây dựng bằng kinh phí đóng góp của cả dòng họ nên càng cần rạch ròi ngay từ đầu. Căn cứ vào kinh phí sẵn có, chúng ta sẽ lựa chọn được quy mô, thiết kế cũng như chọn nội thất trang trí từ đường phù hợp. Dự toán kỹ lưỡng kinh phí xây dựng để hạn chế trường hợp phát sinh.

Từ đường là nơi thành viên trong họ xum vầy
Từ đường là nơi thành viên trong họ xum vầy

Ý nghĩa nhà từ đường của người Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các dòng họ khác nhau. Mỗi dòng họ sẽ có những nề nếp gia phong riêng, thể hiện đặc trưng của dòng họ mình. Chính vì vậy, việc thiết kế nhà từ đường đẹp cũng là một phần để thể hiện truyền thống dòng họ. Thể hiện sự phát triển, con cháu ăn nên làm ra và luôn một lòng hướng về nguồn cội.

Sự tồn tại của nhà thờ họ không chỉ dừng lại ở việc thờ cúng tổ tiên đơn thuần. Nó còn là một nơi để con cháu, những đời sau dù có đi đâu thì vẫn luôn nhớ đến nơi mình được sinh ra, gốc rễ của mình.

Tại mỗi nhà thờ họ đều trưng bày những thành tích, vinh danh người có công, người tài giỏi của dòng họ. Đó sẽ là những tấm gương sáng để con cháu nhìn vào mà phấn đấu, cố gắng nhiều hơn. Từ đó có thể đạt được những thành tích tốt hơn, làm rạng danh dòng họ.

Nhà từ đường có ý nghĩa to lớn
Nhà từ đường có ý nghĩa to lớn

 

Quy định của pháp luật về nhà từ đường

Quy định về sở hữu nhà từ đường

Nhà từ đường được xếp vào loại tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng. Pháp luật cũng có quy định cụ thể về vấn đề này tại Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015.

Việc xây dựng, thiết kế nhà từ đường sẽ phụ thuộc vào sự đóng góp của mỗi gia đình hay mỗi cá nhân trong dòng họ. Các thành viên có thể bàn bạc để quyết định xây dựng từ đường theo mẫu nào. Nhà từ đường 3 gian, nhà từ đường 2 tầng,… Miễn sao phù hợp với diện tích đất xây dựng và nguồn kinh phí đã đóng góp.

Nhà từ đường sẽ do các thành viên trong dòng họ cùng nhau quản lý, sử dụng. Đồng thời, các thành viên có quyền tham gia, quyết định những vấn đề liên quan đến nhà thờ họ. Tuy nhiên, phải đảm bảo không làm trái quy định của pháp luật hiện hành, không vi phạm đạo đức. Vì từ đường là tài sản thuộc sở hữu cộng đồng, tài sản chung nên không được phân chia.

Cần tìm hiểu kỹ về quy định sở hữu nhà từ đường
Cần tìm hiểu kỹ về quy định sở hữu nhà từ đường

 

Quy định của pháp luật đối với đất bao gồm nhà từ đường

Căn cứ theo khoản 5 Điều 100 Luật đất đai 2013, những mảnh đất xây dựng từ đường sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc cấp giấy chứng nhận này sẽ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền và thuộc nhóm quyền sử dụng đất cho cộng đồng.

Đất xây dựng từ đường được cấp giấy phép phải là đất không có tranh chấp. Đồng thời, nó phải được Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý trực tiếp mảnh đất xác nhận về việc dùng chung cho cộng đồng.

Ai sẽ là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chứa từ đường? Người đứng tên sẽ là người đại diện hợp pháp của dòng họ. Thường là trưởng họ hoặc những người được dòng họ tín nhiệm và lựa chọn.

Quy định về chuyển nhượng đất đã xây dựng nhà từ đường

Như chúng ta đã tìm hiểu, nhà từ đường thuộc sở hữu chung mà không phải sở hữu riêng của bất kỳ một cá nhân nào. Chính vì vậy, không một ai có quyền tự ý quyết định chuyển nhượng phần đất có chứa nhà từ đường.

Người được dòng họ tin tưởng giao phó trách nhiệm thờ cúng tại từ đường chỉ được chuyển trách nhiệm này cho người kế nhiệm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ không được phép chuyển nhượng đất xây dựng từ đường cho một ai khác.

Bạn có thể tham khảo quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015.

Pháp luật có quy định ai là người giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất xây từ đường

Bản thân mỗi cá nhân trong dòng họ đều phải ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với tài sản chung là từ đường. Tuy nhiên, trên thực tế đã xuất hiện không ít những vấn đề tranh chấp có liên quan đến từ đường, đất xây dựng từ đường giữa các thành viên trong dòng họ. Vậy trong những trường hợp này, ai sẽ là người có quyền giải quyết?

Thông thường, việc này sẽ do các bậc cha chú, người lớn tuổi và đứng đầu dòng họ sẽ đứng ra giải quyết. Giúp xử lý các mâu thuẫn một cách công bằng và êm đẹp nhất.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những tranh chấp, mâu thuẫn quá phức tạp và chưa có cách tự giải quyết thỏa đáng. Lúc này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ can thiệp để giải quyết vấn đề.

Quy định về việc hiến đất làm nhà từ đường

Nhà từ đường thuộc sở hữu chung của dòng họ, của cộng đồng. Nó được xây dựng dựa trên sự đóng góp của các thành viên trong dòng họ. Việc đóng góp này cũng rất đa dạng về hình thức. Có thể bằng tiền, nguyên vật liệu xây dựng, góp công hoặc đất để xây dựng,…

Bản chất việc hiến đất xây dựng nhà từ đường là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất từ cá nhân sang sở hữu cộng đồng. Cụ thể chính là các thành viên của dòng họ. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về việc hiến đất làm từ đường tại điều 167 Luật đất đai 2013.

Đóng góp xây dựng từ đường
Các thành viên có thể đóng góp xây dựng từ đường bằng cách hiến đất xây dựng

Quy trình thực hiện việc chuyển đổi đất làm nhà từ đường

Bạn muốn tìm hiểu về quy trình thực hiện chuyển đổi đất để xây dựng từ đường? Hãy tham khảo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng

Nếu như quyền sử dụng mảnh đất đang thuộc sở hữu chung thì chúng ta cần phải có chữ ký xác nhận của những thành viên đó trên hợp đồng công chứng.

Bước 2: Đăng ký biến động đối với quyền sử dụng đất

Sau khi chuẩn bị xong hợp đồng, các thành viên sở hữu chung mảnh đất sẽ thực hiện đăng ký biến động quyền sử dụng đất. Đồng thời làm thủ tục tách thửa theo đúng quy định.

Cơ quan thực hiện việc đăng ký biến động là quận, huyện quản lý mảnh đất đó.

Bước 3: Làm giấy ủy quyền

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xây dựng từ đường sẽ do người đại diện của dòng họ đứng tên. Vì vậy, việc ủy quyền là để hoàn tất việc chuyển nhượng tài sản sở hữu cá nhân sang cộng đồng.

Nhà thờ họ không chỉ là tài sản chung của dòng họ mà còn là nơi để con cháu dù cho có đi đến đâu cũng vẫn nhớ rằng mình có nơi để trở về. Đó cũng chính là cội nguồn của họ. Trên đây là những chia sẻ của Gỗ Vượng về từ đường và những thông tin hữu ích có liên quan. Hy vọng rằng nó có thể giúp bạn hiểu thêm về từ đường và nhanh chóng xây dựng được mẫu nhà từ đường đẹp. Nếu cần hỗ trợ, thiết kế và thi công nhà từ đường hãy liên hệ với Gỗ Giang để được tư vấn cụ thể hơn nhé.


Bài liên quan

Bài liên quan

Tiếp đón đoàn chuyên gia Nhật Bản tham quan nghề Mộc cổ truyền.
kiến thức nhà gỗ
Tiếp đón đoàn chuyên gia Nhật Bản tham quan nghề Mộc cổ truyền.

Gỗ Giang vinh dự đón đoàn chuyên gia Nhật Bản cùng Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam đến tham quan xưởng sản xuất nhà gỗ cổ truyền tại Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội.

Xem thêm