Đục Chàng Cổ :

Đục Chàng Cổ : "Báu Vật" Cổ Truyền Của Làng Nghề Chàng Sơn

Thứ ba, 24/12/2019 | 09:00

Đục Chàng Cổ : "Báu Vật" Cổ Truyền Của Làng Nghề Chàng Sơn

Ghé thăm làng nghề Chàng Sơn xem những nghệ nhân mộc cổ truyền kể chuyện trên thớ gỗ với chiếc đục Chàng Cổ

Làng Chàng Sơn năm ấy nổi tiếng nhất Xứ Đoài với nghề mộc, và với dụng cụ gia truyền tạo nên đường nét tinh xảo khác biệt cho mộc làng Chàng; đó chính là chiếc đục Chàng Cổ – đục chàng chảy nổi tiếng

1. Làng nghề mộc cổ truyền Chàng Sơn

Làng Chàng Sơn tại xã Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội nổi tiếng cả nước với nghề mộc gia truyền trứ danh. Đây là ngôi làng đã có từ lâu đời, có truyền thống theo nghề mộc. Truyền thuyết trong làng kể lại về cụ tổ nghề mộc của làng là cụ Phó Sần ở làng Chàng, xưa từng dẫn một đoàn thợ mộc lên núi Ba Vì để làm đền, đài cho thánh Tản Viên là con rể của vua Hùng Vương thứ 18 (tức Hùng Duệ Vương). Tay nghề của những người thợ mộc làng Chàng năm ấy nức tiếng khắp Xứ Đoài không nơi nào bì được, với những tác phẩm đạt độ tinh xảo tỉ mỉ đến hoàn hảo. Một số tác phẩm, công trình nổi tiếng được tạo nên bởi bàn tay khéo léo xuất chúng của thợ mộc Chàng Sơn có thể kể đến như: kiến trúc gỗ chùa Tây Phương, 18 pho tượng La Hán của chùa Tây Phương, Văn Miếu Quốc Tử Giám,…

Làng nghề Chàng Sơn nổi tiếng với những người thợ mộc khéo léo, thổi hồn vào gỗ

Tên gọi Chàng Sơn ngày xưa gọi là làng Chàng. Chữ “Chàng” trong Chàng Sơn ở đây là một từ tiếng Nôm, chỉ một loại dụng cụ làm mộc tên là đục Chàng Chảy. Từ “chàng” theo nghĩa cổ còn được hiểu là “đánh” – chỉ thao tác sử dụng của chiếc đục cổ này. Với những bí quyết làm nghề đúc rút qua nhiều thế hệ cha truyền con nối, cùng tài năng và sự khéo léo trời phú, người thợ mộc làng Chàng và chiếc đục Chàng Cổ đã tạo nên biết bao tác phẩm mang giá trị nghệ thuật bay bổng và tinh tế.

2. Chiếc đục Chàng Cổ – tinh hoa làng nghề Chàng Sơn

Chiếc đục Chàng Cổ được coi như báu vật của người dân làng nghề Chàng Sơn, là tinh hoa của làng nghề mộc xưa. Chiếc đục gỗ này khác với những chiếc chàng thông thường từ hình dáng cho đến kỹ thuật sử dụng; đục nằm theo chiều nghiêng, chuyển động của đục gần giống theo kiểu “bập bênh”, dùi đục đánh vào chuôi đục và mũi đục được “chảy” đi. Chàng chảy là loại đục duy nhất có phương tác động lực của chiếc dùi đục không thẳng dọc với thân đục như những chiếc đục khác.

Chàng chảy là loại đục duy nhất có phương tác động lực của chiếc dùi đục không thẳng dọc với thân đục như những chiếc đục khác.

Kỹ thuật sử dụng đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Bù lại, các sản phẩm được tạo nên bởi chiếc đục Chàng Cổ có độ tinh xảo, đường nét sâu, mềm mại tinh tế và bay bổng. Được biết, đục chàng chảy thường được sử dụng trong công đoạn đầu của chạm khắc hoa văn gỗ ngày xưa, khi người thợ phác họa những đường nét chính, cơ bản của hoa văn để tạo nên bố cục cho cả tác phẩm.

Nghệ nhân mộc cổ truyền sử dụng đục Chàng Cổ để chạm khắc

Với sự phát triển và đổi mới không ngừng hiện nay của Việt Nam, làng nghề Chàng Sơn vẫn giữ được phong độ ổn định và cho ra đời những tác phẩm mỹ nghệ, những công trình kiến trúc gỗ mang đậm nét văn hóa truyền thống mà vẫn phù hợp với tinh thần hiện đại; gìn giữ tinh hoa nghề mộc với chiếc đục Chàng Cổ quý giá.

Chạm khắc cùng đục Chàng Cổ

Nhà gỗ Chàng Sơn – Gỗ Giang là một trong những công ty thiết kế và thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Liên hệ tới hotline để nhận được sự tư vấn và nhanh chóng của đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong làng gỗ về thiết kế và thi công nhà gỗ cũng như những mẫu nhà đẹp khác.


Bài liên quan

Bài liên quan