Chạm Khắc Thủ Công – Nghệ Nhân Thổi Hồn Vào Từng Đường Nét

Chạm Khắc Thủ Công – Nghệ Nhân Thổi Hồn Vào Từng Đường Nét

Thứ ba, 10/03/2020 | 09:00

Chạm Khắc Thủ Công – Nghệ Nhân Thổi Hồn Vào Từng Đường Nét

Lĩnh vực chạm khắc thủ công - công việc nghệ thuật đòi hỏi tính kiên nhẫn, kĩ thuật điêu luyện cùng lòng yêu nghề cao cả

Quá trình lịch sử lâu đời cùng với nền văn hóa phương Đông cổ đại tác động rất nhiều tới nền nghệ thuật của Việt Nam qua từng thời kỳ. Các công trình, kiến trúc càng ngày được xây dựng cầu kỳ với những bước tiến vượt bậc về mặt cấu trúc và sự sáng tạo đầy bay bổng ở các họa tiết hoa văn trang trí. Cùng tìm hiểu về một loại hình trang trí lâu đời của Việt Nam được áp dụng trong rất nhiều các công trình truyền thống – nghệ thuật chạm khắc thủ công

1. Tìm hiểu về chạm khắc thủ công

Các bức chạm trổ nổi trên bề mặt gỗ, đồng… với các họa tiết hoa văn truyền thống đã xuất hiện từ lâu đời trong từng giai đoạn lịch sử của Việt Nam. Chạm khắc thủ công bắt nguồn từ điêu khắc – một từ Hán Việt chỉ các hoạt động chạm khắc. “Điêu” là chạm khắc, các lối chạm trổ gọi chung là điêu. Lấy dao đâm, vạch hay đục vào vật gì đó thì gọi là khắc. Điêu khắc, hay chạm khắc có tức là dùng dụng cụ cứng như kim khí (đục, dao…) tác động vào các chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi… để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật.

Những đường nét chạm khắc gỗ đạt mức độ tinh xảo tuyệt vời của nghệ nhân Gỗ Giang

Nghệ nhân sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng và với bàn tay khéo léo để khắc, mài lấy đi các phần thừa theo tạo hình đã lên ý tưởng trước, tạo ra các đường cong hay chi tiết mềm mại đầy tinh xảo và được làm hoàn toàn bằng tay.

2. Nghệ thuật chạm khắc thủ công

Loại hình nghệ thuật này đã xuất hiện từ rất lâu tại Việt Nam và ngày nay còn tồn tại phát triển bền vững tại các làng nghề. Nghệ thuật chạm khắc thủ công ở nước ta có nhiều sự sáng tạo và đổi mới theo phong tục tập quán cũng như văn hóa riêng biệt của mỗi vùng miền, nhưng chủ yếu được chia làm 2 trường phái lớn như sau:

  • Phù điêu: loại hình chạm khắc được thực hiện trên mặt phẳng, các chi tiết được tạo nên có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng đấy. Mặt phẳng đóng vai trò là nền móng cơ bản và là phông nền của hình khối bên trên, có thể kiến tạo gần xa bằng các lớp không gian và tạo nên ảo giác thị giác về chiều sâu không gian. Điều đặc biệt của phù điêu là nó cho phép triển khai các bố cục phức tạp, nhiều tầng lớp phức tạp kết hợp để thể hiện chiều sâu của phong cảnh hay một công trình kiến trúc. Phù điêu được chia thành hai dòng đấy là phù điêu khoét lõm và phù điêu nổi.

Bức chạm khắc hoa mai của nghệ nhân Gỗ Giang

  • Chạm khắc: cách thức tác động vào những hình khối phẳng gọn ghẽ, tinh tế nhất nhằm diễn tả tác phẩm hay phổ thông ý nghĩa của tác phẩm. Chạm khắc có hai nhánh nhỏ là chạm khắc trên mặt phẳng và chạm khắc trên hình khối. Chạm khắc mặt phẳng tiêu biểu là tranh khắc gỗ, chạm khắc trên những hình khối phổ biến nhất ở lĩnh vực chạm khắc tượng tròn.

Từng đường nét chạm khắc thủ công hoàn hảo

Nghệ nhân chạm khắc thủ công từng chi tiết để tạo nên tác phẩm điêu khắc độc đáo

Với đôi bàn tay khéo léo, sự kiên nhẫn bền bỉ cũng tính sáng tạo không giới hạn của các nghệ nhân, những tác phẩm chạm khắc nghệ thuật từ xưa đến nay vẫn mang các giá trị văn hóa và nghệ thuật riêng biệt, tồn tại vững chắc trong thời đại hội nhập văn hóa ngày nay. Chạm khắc thủ công – hay điêu khắc Việt Nam nói chung vẫn đang duy trì được những tinh hoa của nghề thủ công tại các làng nghề truyền thống; tuy nhiên để có thể vươn mình ra thế giới thì cần phải quảng bá và nâng cao chất lượng sản phẩm rất nhiều


Bài liên quan

Bài liên quan

Chiem Ngưỡng Lầu Trà trong Biệt Phủ Triệu Đô | Quảng Ninh.
mẫu nhà gỗ đẹp
Chiem Ngưỡng Lầu Trà trong Biệt Phủ Triệu Đô | Quảng Ninh.

Lầu Trà là một phần quan trọng trong văn hoá trà đạo Á Đông. Với kiến trúc đặc trưng mang đến không gian đậm chất truyền thống kết hợp với sự tinh tế của gia chủ cùng đội ngũ thi công thiết kế Gỗ Giang thực hiện vào năm 2022.

Xem thêm