Các Bước Làm Nhà Gỗ Kẻ Truyền độc đáo : Niềm Tự Hào Của Kỹ Thuật Mộc Cổ Truyền Việt Nam

Các Bước Làm Nhà Gỗ Kẻ Truyền độc đáo : Niềm Tự Hào Của Kỹ Thuật Mộc Cổ Truyền Việt Nam

Thứ tư, 03/04/2019 | 09:00

Các Bước Làm Nhà Gỗ Kẻ Truyền độc đáo : Niềm Tự Hào Của Kỹ Thuật Mộc Cổ Truyền Việt Nam

Nhà gỗ cổ truyền là nét văn hóa, là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam. Cùng nhà gỗ Chàng Sơn tìm hiểu các bước làm nhà gỗ kẻ truyền qua bài viết dưới đây

Dù đã nhiều thế kỷ trôi qua, nhưng nhà gỗ kẻ truyền vẫn luôn hiện diện trong đời sống của người dân Việt Nam, là nét đặc trưng và cũng là niềm tự hào dân tộc của chúng ta. Nhà Gỗ Chàng Sơn xin chia sẻ với bạn đọc quan tâm về các bước làm nhà gỗ cũng như những điều cần biết về kết cấu nhà gỗ kẻ truyền qua bài viết dưới đây

1. Kết cấu và các bước làm nhà gỗ cần nắm rõ

Để có thể thiết kế và chế tác nên một căn nhà gỗ kẻ truyền đẹp mắt, bền bỉ, trường tồn với thời gian đầu tiên chúng ta cần nắm được kết cấu chính của một căn nhà gỗ kẻ truyền. Dù là nhà gỗ năm gian hay nhà ba gian; thì một đặc điểm độc đáo của kiến trúc gỗ cổ truyền Việt Nam là : các cấu kiện có thể tháo lắp và có thể liên kết với nhau hoàn toàn bằng mộng không cần dùng tới một chiếc đinh nào.

  • Kết cấu mái

Các cấu kiện chính đỡ phần mái, vuông góc với khung vì nhà và thường nằm ngang theo chiều dài nhà được gọi là Hoành. Hoành có hình dạng tròn hoặc vuông, tiết diện trung bình khoảng 9cm-12cm hoặc lớn hơn tùy theo kích thước của gian nhà. Những cấu kiện phụ được đặt dọc theo chiều dốc của mái gối lên Hoành được gọi là Dui (Rui). Rui có chiều dày thường khoảng 2.0 cm, chiều rộng khoảng 9-12cm. Hệ thống Mè là cấu kiện kích thước nhỏ hơn (tiết diện thường vuông khoảng 2-3cm). Mè đặt song song với hoành và gối tiếp lên dui để đỡ và cố định ngói lót. Khoảng cách giữa mè vừa đủ để lợp ngói cho mái. Khi thực hiện các bước làm nhà gỗ hoành – dui – mè dùng để phân nhỏ từng nhịp của hệ thống đỡ mái, vừa đủ cho việc lát ngói lót (ngói màn) và lợp ngói.

Kết cấu mái trong nhà gỗ
Kết cấu mái trong nhà gỗ

Ngói lót được làm từ đất nung, nhằm tạo độ phẳng cần thiết cho mái cũng như đỡ ngói và tạo lớp chống thấm chống nóng. Ngói lót ( ngói màn ) nằm bên trên lớp mè. Ngói ta (ngói mũi hài, ngói vảy rồng) cũng được làm bằng đất nung, được lợp trên gạch màn để tăng khả năng chống nóng chống thấm chống dột. Hiện nay với ngói lợp là ngói được sản xuất công nghiệp khác ngói thủ công nên kỹ thuật và giải pháp lợp đặc biệt cần lưu ý tránh hiện tượng xô ngói xảy ra khá phổ biến.

  • Cột nhà

Nhắc đến các bước làm nhà gỗ thì quan trọng bậc nhất chính là chế tác cột. Cột là trụ đỡ của căn nhà, gần như toàn bộ trọng lượng của căn nhà đều được đặt lên hệ thống cột này. Hệ thống cột trong kiến trúc nhà gỗ bao gồm: cột cái, cột quân và cột hiên

– Cột cái hay còn được gọi là cột chính (cột to nhất) được đặt ở hai đầu nhịp, được nối lại với nhau bằng câu đầu, giúp tạo chiều sâu cho không gian đồng thời nâng đỡ khối lượng nhà. Phía dưới câu đầu thường có xà lòng nối 02 cột cái.

– Cột quân hay cột con (thấp và bé hơn cột cái) là những cột phụ, nằm ở đầu nhịp phụ (nhịp phụ ở hai bên nhịp chính). Cột quân và cột cái được nối bởi xà nách.

– Cột hiên: nằm ở vị trí hiên nhà trước, thấp và bé hơn cột quân, cột quân và cột hiên được thường nối bởi kẻ hiên .

Lắp đặt hệ thống khung nhà gỗ
Lắp đặt hệ thống khung nhà gỗ
  • Câu đầu

– Câu đầu là cấu kiện liên kết trên đỉnh giữa 2 cột cái (2 cột lớn và dài nhất) theo phương dọc nhà.

  • Xà nhà

Xà nhà là hệ thống cấu kiện liên kết các cột theo phương ngang và dọc :

– Hệ thống xà ngang : xà cái, cà con, xà hiên, xà thượng vv..

– Hệ thống xà dọc : xà lòng, xà nách.

– Xà nách: liên kết hệ thống cột quân với cột cái trong khung nhà.

  • Kẻ.

Một trong các bước làm nhà gỗ kẻ truyền không thể thiếu chính là chế tác kẻ nhà:

Kẻ là cấu kiện có hình dạng cong liên kết các đỉnh 2 cột theo phương dọc nhà bằng mộng.

– Kẻ ngồi : là cấu kiện hình dạng cong liên kết đỉnh cột cái với cột con theo phương dọc nhà.

– Kẻ hiên : là cấu kiện hình dạng cong liên kết đỉnh cột con với cột hiên theo phương dọc nhà.

– Kẻ chim : là cấu kiện hình dạng cong liên kết đỉnh cột trốn trên câu đầu với đỉnh cột cái theo phương dọc nhà.

Kẻ hiên
Kẻ hiên đạt độ cong khá chuẩn mực, hoa văn đặc trưng riêng cho các công trình nhà gỗ của Chàng Sơn
  • Bảy hậu – bảy hiên

– Bẩy là cấu kiện chịu lực trên đỉnh cột phía ngoài cùng (không liên kết 02 cột), nằm dọc, đua ra để đỡ hệ kết cấu mài đua ra ngoài cột ( tàu mái , bánh dong…). Kiểu chịu lực của bẩy như kiểu đòn bẩy qua đầu đỉnh cột để đỡ phần phần mái đua ra. Với phía hiên thì gọi là bẩy hiên. Với phía tường hậu thì gọi là bẩy hậu. Thông thường, nhà ở thì mặt tiền dùng kẻ mặt sau dùng bẩy, gọi là nhà Tiền Kẻ, hậu Bẩy. Với các công trình kiến trúc tín ngưỡng công công như : đình, chùa, đền, miếu… thì thường dùng bảy hiên toàn bộ.

  • Câu đầu

Câu đầu là dầm ngang chính, có chức năng khóa đầu trên của cột cái, được đặt trên cùng.

  • Con rường

Con rường hay còn gọi là chồng rường là các cấu kiện chồng lên nhau có chức năng đỡ mái. Con rường thường dạng gỗ hộp, được đặt chồng lên nhau đỡ hoành mái. Chiều dài của con rường sẽ ngắn dần và cân theo đúng chiều vát của mái nhà, những con rường càng ở phía trên sẽ càng ngắn hơn.

Con lợn nhà hay rường bụng lợn là con rường nằm ở trên cùng, gối lên những con rường ở phía dưới qua trụ trốn (hai đoạn cột ngắn) với chức năng đỡ xà nóc. Với các công trình kiến trúc tín ngưỡng cổ như đình, chùa thì phía dưới con lợn và nằm giữa hai trụ trốn thường là ván lá đề. Ván lá đề thường được chạm khắc đẹp mắt để trang trí. Con rường cụt là những con rường nằm ở nách nhà, giữa cột cái và cột quân. Rường cụt nằm chồng trên xà nách, cũng có chức năng đỡ hoành.

Một số chi tiết khác trong nhà như con tiện, dạ tàu, cửa bức bàn, đầu đao..

2. Các bước làm nhà gỗ tại nhà gỗ Chàng sơn

Nhà Gỗ Chàng Sơn với nhiều năm kinh nghiệm, mỗi công trình nhà gỗ đều tuân thủ các bước làm nhà gỗ quy củ, chuyên nghiệp và trình tự.

  • Bước 1: Thiết kế, tính toán các kích thước cấu kiện
  • Bước 2: Chuẩn bị và pha chế nguyên liệu
  • Bước 3: Gia công cấu kiện
  • Bước 4: Chạm khắc bằng tay hoa văn tinh xảo
  • Bước 5: Lắp đặt tại xưởng
  • Bước 6: Dựng tại công trình

Quy trình làm nhà gỗ cổ truyền tại Nhà Gỗ Chàng Sơn:

Nhà gỗ Chàng Sơn là một trong những công ty thiết kế và thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Liên hệ tới hotline để nhận được sự tư vấn và nhanh chóng của đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong làng gỗ về thiết kế và thi công nhà gỗ cũng như những mẫu nhà đẹp khác.


Bài liên quan

Bài liên quan

Dựng nhà gỗ kẻ truyền
cách làm nhà gỗ cổ truyền
Dựng nhà gỗ kẻ truyền

Công việc lắp dựng các kết cấu của một ngôi nhà cổ truyền thường được người thợ mộc gọi là “dựng nhà”

Xem thêm