Dù cuộc sống và tập tục sinh hoạt có bao nhiêu thay đổi thì những tín ngưỡng tâm linh vẫn là điều mọi người dân Việt quan tâm.
Bên cạnh thói quen thờ tự tại nhà bằng những phòng thờ nhỏ thì người ta thường xây dựng những nhà thờ riêng để thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên. Tuy nhiên, khi thiết kế nhà thờ gỗ cần để tâm đến những điều kiêng kị – nên làm.
1. Nhà thờ gỗ theo lối kiến trúc cổ truyền
Thường người ta thường xây nhà thờ gỗ để thờ tổ tiên của một dòng họ. Đây là một trong những loại kiến trúc cổ truyền lâu đời và bền bỉ nhất của dân tộc ta. Dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử thì phong cách thiết kế kiến trúc nhà thờ tổ theo lối cổ truyền vẫn được áp dụng rộng rãi đến tận ngày nay.
Xây dựng nhà gỗ đã khó, xây dựng nhà thờ bằng gỗ lại càng khó hơn. Để xây dựng được một nhà thờ, bạn phải tìm hiểu thật kỹ về tất cả các yếu tố khoa học lẫn tâm linh. Bởi đây không đơn thuần là một ngôi nhà mà còn là một công trình tín ngưỡng, nơi linh thiêng của cả gia tộc, dòng họ.
2. Những lưu ý khi thiết kế nhà thờ bằng gỗ cổ truyền
Bởi tầm quan trọng của nhà thờ, trước khi xây dựng bạn cần lựa chọn một nơi thi công có kinh nghiệm và hiểu biết sâu về cả phong thủy lẫn nghệ thuật xây dựng với vật liệu gỗ. Thông thường, khi xây nhà thờ bằng gỗ, người ta sẽ chọn các loại gỗ như gỗ lim, gỗ xoan, gỗ mít… Các loại gỗ này sau khi gia công có thể chống mối mọt, chống nước và có độ bền cao, đảm bảo nơi thờ tự sẽ luôn vững chãi và an toàn. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp các nguyên liệu hiện đại như bê tông, cốt thép, gạch để tiết kiệm chi phí và gia tăng độ bền.
Với nhà thờ gỗ, người ta thường thiết kế 3 gian hoặc 5 gian với bố cục nhà thờ theo hình chữ nhất, chữ nhị hoặc chữ công. Nhà thờ nên được tách riêng với khu nhà ở để dễ dàng đáp ứng các nhu cầu về phong thủy và đảm bảo sự riêng tư cho không gian thờ cúng.
Một điểm lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế nhà thờ tổ là bậc thang. Số bậc thang thường sẽ đại diện cho số chi họ của gia tộc ấy. Số chi họ càng nhiều thì bậc thang càng lớn. Ngoài ra, bố trí không gian nhà thờ gỗ cổ truyền cũng cần lưu ý. Bạn có thể thiết kế sao cho phù hợp với quy mô, nhu cầu và công năng của mình, tuy nhiên cần tuân theo quy luật “bất di bất dịch là không gian thờ tự, nơi đặt bệ thờ bao giờ cũng đặt chính giữa. Nếu nhà thờ gỗ kết hợp với nhà ở thì nơi thờ nên đặt tại vị trí thông thoáng, cao nhất trong căn nhà. Còn nếu nhà thờ tách riêng thì dễ rồi. Hãy đặt gian thờ tại chính giữa và các bên còn lại sẽ được thiết kế như nhà bếp, phòng nghỉ, nơi sắp lễ…
Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng trước cửa nhà thờ bằng gỗ cổ truyền thường đặt một số linh vật như chó đá, hổ, sư tử đá… để bảo vệ và tạo sự tôn nghiêm cho nhà thờ. Bạn có thể tùy chọn linh vật cho phù hợp với phong thủy nhà mình, tuy nhiên cần tránh không nên dùng họa tiết, linh vật hình rồng nhé. Bởi rồng tượng trưng cho sự quyền uy, cao quý mà nhà thờ tổ thì nên đảm bảo sự giản dị, gần gũi mà thành kính.
Trên đây chỉ là một số ít lưu ý cơ bản khi thiết kế nhà thờ, bởi vậy bạn cần tham khảo kỹ hơn các tài liệu liên quan và hỏi ý kiến chuyên gia để đảm bảo nơi thờ tự được thiết kế phù hợp nhé. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thiết kế nhà thờ gia tiên.
Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu
- Thiết kế Nhà thờ họ : Đỗ Gia Viên ( Hải Dương)
- Nhà thờ họ – Đỗ gia viên – Lắp dựng tại Gia Lộc, Hải Dương (Nhà Gỗ Lim Lào)
- Nhà thờ gỗ 3 gian, 2 tầng, gỗ Lim – Duy Tiên, Hà Nam
Nhà gỗ Chàng Sơn là một trong những công ty thiết kế và thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Liên hệ tới hotline để nhận được sự tư vấn và nhanh chóng của đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong làng gỗ về thiết kế và thi công nhà gỗ cũng như những mẫu nhà đẹp khác.