Nhà 3 gian kẻ chuyền là một nét chấm phá đậm đà in dấu ấn trong hành trình lịch sử kiến trúc Việt, đặc biệt ở dân gian Bắc Bộ
Những nếp nhà gỗ kẻ truyền là nét đẹp không chỉ trong kiến trúc mà còn mang giá trị văn hóa lâu đời của người Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía bắc nước ta. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu những điểm đặc biệt của nhà 3 gian Bắc Bộ – tinh hoa lịch sử Việt ngàn đời để lại
1. Nhà 3 gian Bắc Bộ: nét đẹp cổ truyền trường tồn mãi với thời gian
Nhà 3 gian là kiểu nhà truyền thống, phổ biến dễ dàng tìm thấy ở trong kiến trúc nhà thời xưa của vùng Bắc Bộ. Như tên gọi, nhà được chia làm 3 gian chính: gian giữa nhà – nơi trang trọng nhất dùng làm khu thờ cúng tổ tiên, cha mẹ và là nơi tiếp khách giống như phòng khách bây giờ, hai đầu nhà là hai gian buồng có cửa ra vào dùng làm nơi nghỉ ngơi – phòng ngủ. 3 gian nhà thường thông với nhau và ngăn cách bởi các cột nhà để tạo độ thông thoáng cũng như không gian rộng rãi. Bếp ở bên ngoài, được đặt ở phía bên trái và vuông góc với nhà chính. Theo phong thủy, nhà ở hướng Nam thi bếp đặt phía Đông, nhà phía Đông thì bếp hướng ra phía Tây. Bếp là nơi quan trọng giữ lửa cho cả gia đình; còn nhà chính là nơi linh thiêng nên thường chỉ mở cửa gian này vào các ngày lễ Tết hay hiếu hỷ.
Nhà 3 gian Bắc Bộ cổ truyền với lớp mái cong
Nhà vệ sinh ngày xưa được cho là nơi kém tôn nghiệm, không trang trọng nến thường đặt ở xa với nhà chính để tránh làm ảnh hưởng đến tâm linh; xây dựng nhỏ gọn sơ sài đơn giản, khuất với cảnh quan chung của nhà gỗ 3 gian Bắc Bộ.
2. Nhà 3 gian Bắc Bộ : ngôi nhà đạt tỉ lệ vàng trong kiến trúc
Những căn nhà gỗ 3 gian ngày xưa chỉ có những nhà nhiều tiền, quan lại trong triều đình mới có đủ tiền xây và có những quy tắc nghiêm ngặt trong xây dựng. Tỉ lệ giữa chiều dài, chiều rộng và chiều cao của nhà được đo bằng đơn vị riêng gọi là trếng. Một trếng tương đương với 0,4 mét.
Thực chất trếng là khoảng cách chuẩn giữa khoảng tim cột này tới khoảng tim cột kia được lấy để làm thước đo cho cả căn nhà 3 gian, nếu chiều cao cột nhà tính trong khoảng đá tảng ở sàn nhà lên đến đầu cột.
Thông thường, độ dài của nhà thường được tính toán và có 3 loại kích thước và có tên gọi theo kích thước cụ thể:
- Nhà ba hai: trếng dài ba thước hai thì cột cao tám thước sáu, còn được gọi với cái tên khác là nhà tám sáu;
- Nhà ba bảy: trếng dài ba thước bảy thì cột cao chín thước một, gọi nhanh là nhà chín một;
- Nhà bốn hai: trếng dài 4 thước, cột cao mười thước năm
Sau khi đã có được những con số trên, người ta ra được tiêu chí chọn số đo cát của dãy 12 trục, kỳ vẳng… theo đó tính toán xây dựng sao cho người ở trong ngôi nhà gỗ 3 gian Bắc Bộ được an khang, thịnh vượng.
Trên đây là những thông tin chung về nếp nhà gỗ cổ truyền của người Bắc Bộ, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết chuyên sâu để nắm được cách thức thi công và xây dựng nhà 3 gian Bắc Bộ chuẩn mực nhất nhé.