Thể thức kiến trúc đình chùa Huế có những nét vô cùng đặc trưng với dáng vẻ tôn nghiêm, thanh tịch nhưng lại hơi hướng nên thơ.
Huế sở hữu số lượng đồ sộ hệ thống các đền đài, đình chùa, lăng tẩm… từ thời vua chúa, với kiến trúc đặc sắc mang dấu ấn lịch sử và kiến trúc của từng thời kỳ. Khám phá kiến trúc đình chùa Huế để tìm hiểu vẻ đẹp thẩm mỹ tinh tế của người xưa.
1. Đình chùa ở Huế
Du lịch tại cố đô Huế phát triển và thu hút khách du lịch ở hệ thống di tích lịch sử từ thành quách, đền đài, lăng tẩm…. Huế có hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ được xây dựng bởi nhiều tầng lớp trong xã hội. Để phân loại kiến trúc đình chùa Huế người ta dựa vào nhiều yếu tố từ giai đoạn xây dựng đến người xây dựng nên, chia thành một số loại như sau:
- Chùa Vua: chùa được các vua xây dựng nên hoặc trùng tu một ngôi chùa đã có ở một nơi thắng cảnh tối ưu nhưng không biết chùa do ai xây dựng và có từ bao giờ như:
- Chùa Thiên Mụ do Chúa Nguyễn trùng kiến năm 1601;
- Chùa Thánh Duyên do vua Minh Mạng trùng kiến năm 1838;
- Chùa Diệu Đế do vua Thiệu Trị xây dựng năm 1844;
- Chùa Từ Hiếu do vua Từ Đức trùng kiến năm 1848.
- Chùa tổ: được lập nên bởi các vị sư tổ trong Phật giáo, thường ở những nơi núi non xa vắng, tịch mịch.
- Chùa dân lập: ban đầu do một người trong làng đứng ra lập, sau lại thờ cúng như chùa Bà La Mật do bà Thanh Trất Từ Thiên phu nhân lập năm 1886 ở làng Nam Phổ.
- Chùa khuôn: do các khuôn hội Phật giáo Tịnh độ lập nên làm nơi sinh hoạt cho các hội viên.
- Chùa làng: chùa này đã xuất hiện lâu đời, có trước cả triều Nguyễn. Cách thờ tự của chùa làng có nét riêng biệt với các ngôi chùa khác, chủ yếu thờ cả ba đạo Phật, Lão, Khổng.
2. Thể thức kiến trúc đình chùa Huế
Từ ngoài vào trong chùa Huế được xây dựng theo thứ tự: cổng, sân vườn, lầu chuông, chính điện, tăng xá, nhà khách, hậu đường.
Cổng chùa Huế thường xây dựng theo kiểu tam quan – một ngôi cổng có ba cửa ra vào, có nhiều chùa hai tam quan, một tam quan. Đặc biệt, có một số chùa xây dựng bốn trụ cột dùng để tạo tam quan như chùa Thiên Mụ, chùa Kim Sơn… mỗi trụ cột có một vế đối viết bằng chữ Hán.
Qua cổng tam quan là đến sân chùa. Trong kiến trúc đình chùa Huế, sân chùa thường đặt các chậu cây cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh quan thiên nhiên cho ngôi chùa.
Các kiến trúc chùa viện của Huế theo kiểu chữ khẩu, chữ nhất, chữ tam, chữ liễu, tiền đường hay điện thờ làm kiểu nhà trùng lương (trùng thiềm điệp ốc) là kiểu đặc trưng của chùa Huế. Nóc chùa thường trang trí các hoa văn họa tiết rồng phượng với các bức “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, “lưỡng long chầu Pháp luân”, các vật linh quy, phụng, lân, hoa sen. Mái chùa lợp ngói âm dương có màu sắc theo thời kỳ kiến trúc cung đình của các triều vua chúa thời đó, mái chia hai lớp để bớt vẻ nặng nề.
Chính điện trong kiến trúc đình chùa Huế có 3 – 5 gian, 2 chái, cắt mái 2 tầng. Chái nhà hai bên dành cho phương trượng, trụ trì, giám tự. Tiếp theo chính điện là khoảng sân trong bao quanh bởi thiền đường và tăng xá. Vườn của chùa trồng cây ăn quả, bố trí tháp mộ các vị Tổ, trụ trì, tăng chúng; sau vườn là khu canh tác, trồng hoa màu.
Dãy nhà đối diện chính điện nằm ở phía tây bên phải là tăng xá dùng làm nơi ở cho các nhà sư. Dãy nhà khách và nhà ăn thì nằm ở phía đông bên trái đối diện chính điện. Phía sau Hậu điện là nơi thờ các vi khai sơn chùa.
Có vẻ đẹp uy nghiêm mà thanh tịnh, hơi u buồn, kiến trúc đình chùa Huế là kiểu kiến trúc đặc sắc của kiến trúc Việt Nam, mang trong mình dấu ấn lịch sử, di tích văn hóa vô cùng có giá trị.
Nhà gỗ Chàng Sơn – Gỗ Giang là một trong những công ty thiết kế và thi công nhà gỗ, nhà thờ họ uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Liên hệ tới hotline để nhận được sự tư vấn và nhanh chóng của đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong làng gỗ về thiết kế và thi công nhà gỗ cũng như những mẫu nhà đẹp khác.